Tuesday, May 1, 2012

Se kien nghi len Thu tuong van de dap Song Tranh

(Đời sống) - Đó là ý kiến của ông Lê Phước Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đưa ra đối với Ban quản lý dự án thủy điện 3 (chủ đầu tư công trình thủy điện Sông Tranh 2) sau chuyến kiểm tra thực tế vào trưa ngày 18/4.

Sáng ngày 18/4, đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam đã có chuyến tổng kiểm tra sự cố rò rỉ nước tại đập chính thủy điện Sông Tranh 2.

Đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam khảo sát tại đập thủy điện Sông Tranh 2 vào sáng 18/4

Tại buổi làm việc với BQLDATĐ3, ông Lê Phước Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu BQLDATĐ3 bằng mọi cách phải khắc phục nhanh sự cố, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 trước mùa mưa năm nay.

"Nếu đến thời điểm trên, BQLDATĐ3 vẫn chưa hoàn thành việc xử lý một cách tốt nhất thì chúng tôi sẽ kiến nghị lên Thủ tướng và Quốc hội không cho phép thủy điện Sông Tranh 2 tích nước. Việc đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân là trên hết", ông Thanh nhấn mạnh.

Ông Trần Văn Hải - Giám đốc BQLDATĐ3 cho biết: Đến ngày 31/3/2012 lượng nước thấm ra bề mặt bê tông hạ lưu tại các khe nhiệt đã được thu về các hành lang thân đập trên 95%.

Hiện nay, tổng lưu lượng thấm 75 lít/giây (trước đây con số BQLDATĐ3 đưa ra là 30 lít/giây - PV).

Ông Nguyễn Văn Hải cho biết thêm, kể từ khi tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 đến nay tại khu vực này đã diễn ra 80 trận động đất lớn nhỏ. Tất cả các trận động đất này đều chưa ảnh hưởng đến an toàn của hồ chứa. Do mức hồ nước đã hạ thấp, nên việc rò rỉ nước đã được tạm thời chấm dứt.

Tuy nhiên, thực tế theo quan sát của PV sáng cùng ngày, cho dù mực nước đã hạ đến mực nước chết, trên cao thân đập nước đã không còn chảy tràn lan như trước đây. Nhưng ngay sát cống xả vẫn còn đường ống thu gom nước về phía hạ lưu.

Thế nhưng phía hạ lưu thân đập nước vẫn còn thấm nước nhiều, nhiều chỗ nước vẫn còn chảy. Ngay dưới chân đập vẫn còn một dòng nước chảy rất nhiều.

Sáng ngày 18/4, tuy đã khắc phục bằng cách thu gom nước về các hành lang nhưng nước vẫn tuôn chảy ra từ thân đập.

Có mặt ngay tại chân đập, anh Hồ Văn Tân, người dân sinh sống ngay dưới chân đập vẫn còn lo lắng: "Hiện nay nước đã được hạ đến hết cỡ nhưng nó vẫn còn chảy ngay dưới chân đập như thế này, không biết, sau này nước dâng lên lại thì nó có chảy ào ạt như trước đây hay không! Thật tâm mà nói chúng tôi vẫn còn rất lo lắng!"

Còn ông Dương Chí Công, Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường nói rằng: Cần phải siêu âm lại nhằm phát hiện có vết nứt nào trong thân đập không? Lúc đó chúng ta mới có thể kết luận đập an toàn hay không?

Tuy nhiên, ông Trần Văn Hải cho rằng không cần thiết phải siêu âm tìm các vết nứt của thân đập. "Chúng tôi đã khoan tất cả 350 lỗ khoan từ thân đập xuống. Nhưng chỉ có 10 lỗ có thấm nước. Chúng tôi đánh giá 7% nước thấm qua bê tông, còn lại là thấm qua khe nhiệt.

Bên cạnh đó, ông Hải cũng nêu ra biện pháp xử lý triệt để là dán khe nhiệt ở mặt thượng lưu đập bằng tấm SR (vật liệu được sử dụng cho các đập bê tông bản mặt) kết hợp với bơm keo Polyurethan.


Theo www.baomoi.com

No comments:

Post a Comment