Saturday, October 20, 2012

Van hanh duong day 220 kV Buon Kuop – Dak Nong

Dự án có vốn đầu tư trên 387,3 tỷ đồng và được giao cho Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (Ban AMT) trực tiếp quản lý. Quảng Nam cũng đến 33 dự án đầu tư du lịch ven biển Điện Bàn - Hội An với diện tích trên 1.065 ha; 4 dự án du lịch ven biển ở Khu kinh tế mở Chu Lai và 7 dự án du lịch ven biển ở biển Cửa Đại... Đã xem: 672 . Mã Tin: 15549395

Van hanh duong day 220 kV Buon Kuop – Dak Nong

Đường dây 220 kV Buôn Kuôp – Đắk Nông dài 85 km đi qua huyện KrôngAna, TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) và các huyện Cư Jut, KrôngNô, Đắk Song, Đắk RLâp, thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông).

Việc đưa đường dây 220 kV Buôn Kuôp – Đăk Nông được đưa vào vận hành sẽ truyền tải công suất tối đa các nhà máy thủy điện trên khu vực Nam Tây Nguyên hòa vào hệ thống truyền tải điện quốc gia.

Cùng với việc xây dựng đường dây, Tổng công ty đã đầu tư mở rộng ngăn lộ 220 kV tại trạm biến áp 220 kV Buôn Kuôp và trạm biến áp 500 kV Đắk Nông với một số hạng mục chính như: Lắp đặt thiết bị hoàn thiện cho ngăn xuất tuyến 220 kV với nhiều hạng mục thành phần; lắp đặt hoàn thiện hệ thống điều khiển, đo lường và bảo vệ cho 1 ngăn xuất tuyến mở rộng, đồng thời kết nối với hệ thống điều khiển, bảo vệ hiện nay của trạm.

Trong quá trình thi công, Ban AMT đã tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp, tăng cường tuyên truyền vận động, giải thích và bằng những biện pháp tích cực các hộ dân đã tháo dỡ để bàn giao mặt bằng thi công.

Việc hoàn thành và đưa vào vận hành công trình sẽ đảm bảo cung cấp điện cho các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên đồng thời truyền tải lên lưới điện quốc gia một sản lượng điện không nhỏ đảm bảo cung cấp điện trong mùa khô năm nay.

Minh Huệ

Saturday, October 13, 2012

Lai dat 2 to may phat dien ve dao Ly Son an toan

Ngày 23-4, thông tin từ UBND huyện đảo Lý Sơn, 2 tổ máy phát điện có công suất gần 900 KVA, trọng lượng trên 100 tấn đã được vận chuyển an toàn về nhà máy điện Lý Sơn. Cuối tuần qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - Đinh Thị Loan chủ trì làm việc về quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu tại Khu kinh tế Dung Quất giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, do Ban Quản lý KKT Dung Quất làm chủ đầu tư. Ngày 24/4, tại xã Quế Lưu, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, Công ty cổ phần thủy điện Sông Tranh 4 đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Sông Tranh 4.

Do ảnh hưởng của nước thủy triều, việc lai dắt 2 tổ phát điện rất khó khăn. Chi nhánh điện Lý Sơn đã phải điều động toàn bộ lực lượng cán bộ, kỹ sư và công nhân tham gia vào việc này và đã lai dắt sà lan chở 2 tổ máy phát điện cập cảng Lý Sơn an toàn. Hiện việc lắp đặt 2 tổ máy phát điện này đang được khẩn trương tiến hành để đưa vào hoạt động, bổ sung nguồn điện cho người dân trên đảo.

THANH HUYỀN

Saturday, October 6, 2012

TP Hue Tai dinh cu den... nha dot nat

Sau khi lên bờ, hàng trăm hộ dân vạn đò TP.Huế phải sinh sống trong những ngôi nhà tái định cư vừa hoàn thành đã dột nát, do chất lượng thi công không đảm bảo. - Những mẫu xe nhập khẩu theo diện "tài sản di chuyển" của Việt kiều hồi hương sẽ không nằm trong sự quản lý của thông tư 20. (Dân trí) - Ngày 23/4, PetroVietnam và Ban Quản lý dự án Cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau ký chứng chỉ nghiệm thu, nhận bàn giao Nhà máy Đạm Cà Mau từ Nhà thầu Vũ Hán (Trung Quốc).

Đến nay, tỉnh Thừa Thiên - Huế cơ bản hoàn thành dự án di dời 1.069 hộ dân vạn đò sống trên các con sông của TP. Huế lên bờ định cư.

Nhà vừa ở đã xuống cấp

Mấy ngày nay, anh Hoàng Văn Ngọc - chủ ngôi nhà B07 khu tái định cư thôn Lại Tân, xã Phú Mậu (huyện Phú Vang), tất bật với việc tu sửa lại ngôi nhà của gia đình. Chỉ tay lên mái lợp bằng tôn màu xanh, nơi hai người thợ đang hì hục sửa chữa, anh Ngọc than thở: "Nhà sửa chữa không biết bao nhiêu lần rồi mà vẫn cứ thấm, dột tứ bề".

Gia đình anh Ngọc giã từ kiếp vạn đò sông Hương về sống ở ngôi nhà tái định cư này từ tháng 4/2010. Ngôi nhà rộng 40m2, trị giá 65 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng, 50 triệu đồng còn lại gia đình phải trả trong 10 năm. Chỉ sau vài tháng về ở, ngôi nhà của gia đình anh đã xuống cấp thê thảm. Khi trời mưa, nước từ mái tôn đua nhau chảy vào nhà. Tường nhà xuất hiện ngày càng nhiều vết nứt ngang dọc và bị thấm nước nặng khi có mưa.

Tường nhà của rất nhiều gia đình ở khu tái định cư Lại Tân bị nứt toác ở nhiều vị trí.

Anh Ngọc kể, khi anh phản ánh tình trạng nhà xuống cấp thì người của chủ đầu tư dự án (Ban Đầu tư và xây dựng TP.Huế) - có về kiểm tra. Tuy nhiên sau đó người của ban này nói rằng "nhà hư thì mua vài bao xi măng về mà khắc phục, Nhà nước đã cho nhà còn kiện cáo chi nữa".

Gần đó, gia đình anh Trần Bảo cũng khốn khổ vì nhà tái định cư vừa ở đã xuống cấp thảm hại. Từ khi nhận nhà đến nay, gia đình anh đã rất nhiều lần phải sửa chữa nhưng tình trạng thấm dột không được cải thiện đáng kể. "Trời mưa là 6 người trong gia đình tui khốn khổ do nước mưa chảy vào nhà. Các bức tường bị thấm nước kéo dài nên nhiều chỗ bị mục rữa, bong tróc loang lổ"- anh Bảo rầu rĩ.

Cùng tình cảnh với gia đình anh Ngọc và anh Bảo là hàng loạt ngôi nhà tái định cư trong tổng số hơn 320 căn hộ liền kề ở khu tái định cư thôn Lại Tân. Điểm chung của những ngôi nhà này là ngay sau khi người dân vào sinh sống đã bị dột, thấm, nứt tường, nền nhà bong tróc, hệ thống điện thắp sáng bị chập cháy, toilet bị ứ nước…

Tình trạng nhà tái định cư xuống cấp trầm trọng không chỉ xảy ra ở TP Huế.

Tại khu tái định cư Hương Sơ và khu chung cư Phú Hậu (TP. Huế), nhà tái định cư của nhiều hộ dân vạn đò cũng trong cảnh vừa ở đã rệu rã. Nghe hỏi chuyện nhà cửa, chị Phan Thị Dịu (khu tái định cư Hương Sơ) nài nỉ chúng tôi vào xem tận mắt ngôi nhà của mình. Nền nhà của chị Dịu đầy vết chắp vá do bị bong tróc, tường nứt nẻ... "Nhà cửa kiểu chi mà hễ trời mưa là người ướt. Mưa kéo dài là cả nhà tui không khác chi sống ngoài trời"- chị Dịu bức xúc.

Nhà nhanh xuống cấp do tiết kiệm?

Khu tái định cư Hương Sơ có tổng cộng 340 hộ dân vạn đò trên các sông của TP.Huế về sinh sống, được chia thành các tổ dân phố 12, 13 và 14. Ông Nguyễn Văn Tín - Tổ trưởng Tổ dân phố 13 cho biết, toàn tổ có 120 căn hộ liền kề thì hơn nửa số nhà vừa ở đã bị dột, thấm, nứt tường, nhà cầu hư hỏng, đường ống dẫn nước bị vỡ… Tại các tổ 12, 14, hàng loạt căn hộ cũng trong cảnh xuống cấp tệ hại.

Theo ông Tín, trước bức xúc của người dân về tình trạng nhà xuống cấp, chủ đầu tư và đơn vị thi công đã một số lần về sửa chữa nhưng tình hình không được cải thiện là bao. Ông Tín cho rằng, nguyên nhân nhà tái định cư nhanh xuống cấp là do chất lượng công trình có vấn đề. "Chất lượng xây dựng quá kém nên dù khắc phục như thế nào đi nữa thì nhà vẫn cứ hỏng"- ông Tín nói.

Ông Trần Vãng - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Mậu khẳng định chất lượng các ngôi nhà tái định cư ở khu tái định cư thôn Lại Tân không đảm bảo nên dân vừa về ở đã dột nát. Ông Vãng thông tin, trong số hơn 320 ngôi nhà tái định cư ở thôn Lại Tân, có 101 ngôi do dân xin tự xây, còn lại đều do phía chủ đầu tư xây dựng. Nhà dân tự xây chất lượng rất bảo đảm, không có tình trạng xuống cấp như nhà dự án.

Ông Vãng nhận định, tuổi thọ của những ngôi nhà tái định cư do dự án xây dựng nhiều lắm chỉ kéo dài được từ 10 -15 năm. Nghĩa là khi dân vừa trả hết tiền nợ nhà thì đến lúc nhà không còn ở được nữa.

Trao đổi với PV, ông Hoàng Thiện - Phó Giám đốc Ban Đầu tư xây dựng TP.Huế giải thích tình trạng nhà tái định cư dột, tường nứt và thấm, nhà cầu hư hỏng là do vốn xây dựng ít, nên phải giảm tối đa vật liệu. "Tôn sau khi lợp lúc nào cũng dột, bụi... là bình thường. Hồi đó làm tiết kiệm, dùng sắt phi 12, móc giữ tôn phải tự chế nên không tốt… Tường thấm, nứt cũng do tiết kiệm, đúng ra phải xây bằng gạch bê tông 20cm nhưng mình chỉ xây loại 15cm thôi" - ông Thiện nói.

Theo ông Thiện, nhà tái định cư cho dân ở Hương Sơ và Phú Mậu chỉ tính tuổi thọ 20 năm. Vì quan điểm của TP.Huế là sau khi dân trả xong tiền nhà thì sẽ quy hoạch xây nhà cao tầng ở Hương Sơ, còn ở Phú Mậu thì… tùy vào huyện Phú Vang.

Dự án di dời 1.069 hộ dân vạn đò TP. Huế được triển khai từ năm 2009 đến nay với tổng kinh phí hơn 260 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ hơn 151 tỷ đồng. Dự án di dời số hộ dân trên tới 3 khu tái định cư tập trung ở các phường Hương Sơ, Phú Hậu (TP. Huế), xã Phú Mậu (Phú Vang).
(Theo Dân Việt)