Wednesday, March 28, 2012

Xet xu vu Vinashin Lo ra hang loat van de

Ngày 28/3, HĐXX đã xét hỏi các bị cáo về hành vi làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang tại Cty CNTT Nam Triệu và dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng, dự án đầu tư tàu Bình Định Star.
Dù mới ở phần xét hỏi, nhưng phiên toà đã diễn ra khá căng thẳng khi đại diện Vinacontrol liên tục bị các luật sư truy vấn về trách nhiệm thẩm định giá.
Xét xử vụ Vinashin: Lộ ra hàng loạt vấn đề

Lãi lớn khi "xẻ thịt" tàu Bạch Đằng Giang?

Ngay khi bước vào ngày xét xử thứ hai, HĐXX đã tiến hành xét hỏi những người có liên quan đến việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang tại Cty CNTT Nam Triệu. Chính từ vụ việc này mà ông Trần Quang Vũ - nguyên TGĐ Vinashin, nguyên TGĐ Cty CNTT Nam Triệu - bị bắt giam, truy tố trước toà.

Vụ việc xảy ra vào năm 2001, Vinashin mua tàu MV Rayna của Campuchia với giá 1,22 triệu USD để phá dỡ bán sắt vụn. Sau khi mang tàu về VN, Vinashin đã giao cho Cty Viễn Dương quản lý, để hoán cải thành tàu vận tải và đổi tên thành tàu Bạch Đằng Giang. Khi Cty Viễn Dương không thực hiện được dự án, ông Bình đã ký quyết định chuyển giao tàu cho Cty Nam Triệu quản lý, sử dụng và lên phương án hoán cải tàu thành khách sạn nổi 4 sao.

Sau khi tính toán chi phí và thấy rằng việc hoán cải thành khách sạn nổi 4 sao chi phí quá cao nên ông Trần Quang Vũ đã có văn bản xin phép Vinashin bán tàu Bạch Đằng Giang và đã được lãnh đạo Vinashin chấp thuận. Cty Nam Triệu đã thực hiện bán đấu giá tàu Bạch Đằng Giang với giá khởi điểm là 149,4 tỉ đồng nhưng không bán được vì người trả giá cao nhất là 75 tỉ đồng.

Sau khi bán đấu giá không thành công, ông Trần Quang Vũ đã chỉ đạo phá dỡ lấy thiết bị trên tàu đồng thời bán vỏ tàu với giá 66,1 tỉ đồng để thu hồi vốn. Số thiết bị của tàu còn lại được Ban định giá tài sản của Cty Nam Triệu tự định giá 109 tỉ đồng và đã bán được một số thiết bị trị giá hơn 9 tỉ đồng. Cơ quan công tố cho rằng việc tự định giá và quyết định thanh lý, nhượng bán tài sản nêu trên là không đúng thẩm quyền vì tàu Bạch Đằng Giang vẫn thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Vinashin. Cty Nam Triệu chỉ được giao quản lý, sử dụng và gây thiệt hại số tiền là 27,3 tỉ đồng là những khoản tiền lãi vay phải trả từ khi bán vỏ tàu.

Tuy nhiên khi được HĐXX hỏi: "Cho đến thời điểm này, Cty Nam Triệu có yêu cầu bồi thường gì không?". Đại diện Cty Nam Triệu khẳng định: "Cty Nam Triệu không bị thiệt hại gì cả nên không có yêu cầu bồi thường". Giải thích câu trả lời này, vị đại diện cho rằng Cty Nam Triệu có đủ thẩm quyền bán tàu bởi đã được phép và chuyển giao quyền sở hữu của Vinashin, đồng thời việc bán vỏ tàu có lãi lớn vì nếu bán cả tàu chỉ thu được 75 tỉ đồng, trong khi đó chỉ bán riêng vỏ tàu đã được 66 tỉ đồng và còn dôi ra một số lượng thiết bị lớn có giá trị trên 100 tỉ đồng để lắp đặt cho những con tàu khác.

Khi được hỏi: "Số tiền thiệt hại gây ra do lãi vay này là phát sinh từ khi Nam Triệu nhận tàu hay từ khi dỡ tàu?". Ông Phạm Hoài Long - đại diện Vinacontrol - trả lời chung chung rằng: "Khi chưa dỡ tàu thì các khoản lãi được hạch toán vào chi phí sản xuất của DN".

Luật sư vặn: "Việc khảo sát thực trạng con tàu được tiến hành từ 4 đến 5/1/2011 và theo thống kê có khoảng 3.569 sản phẩm. Với thời gian như vậy, đoàn công tác làm thế nào để thẩm định, đánh giá hết chừng ấy thiết bị? Làm sao để biết thiết bị nào còn hoạt động, thiết bị nào không?".

Trước câu hỏi khó này, bà Nguyễn Thanh Nhàn (đồng đại diện Vinacontrol) phản ứng gay gắt: "Chúng tôi làm đúng quy định của pháp luật, nếu luật sư có đối chất đề nghị có công văn đối chất sang Vinacontrol".

Luật sư truy tiếp: "Nếu làm đúng thì bà giải thích tại sao có 1 chi tiết đó là cẩu trên boong có giá hơn 3 tỉ đồng có trong danh mục linh kiện mà Vinacontrol bỏ qua không thẩm định giá?". Bà Nhàn không trả lời được câu hỏi này.

Vinashin góp "nước bọt" trong dự án nhiệt điện Sông Hồng?

Tại dự án đầu tư NM nhiệt điện Sông Hồng do Cty CP Hoàng Anh Vinashin làm chủ đầu tư, khi được HĐXX thẩm vấn, các bị cáo Phạm Thanh Bình, Nguyễn Văn Tuyên (nguyên GĐ Cty CP Hoàng Anh Vinashin) đều khẳng định: "Việc có 51% ấy Vinashin chỉ góp bằng danh nghĩa, bằng thương hiệu chứ chưa có một đồng nào".

"Ông Tuyên là người đại diện theo pháp luật của Cty CP, vậy ông lấy tư cách gì để phê duyệt dự án đầu tư?" - HĐXX hỏi. Ông Bình đã thừa nhận việc ký đó là sai Luật DN, nhưng sau đó lại cho rằng: "Tôi nghĩ tôi ký theo tỉ lệ vốn góp 51%".

"Tiền anh cho Cty Hoàng Anh vay để làm gì?" - HĐXX hỏi. "Tôi cho họ vay là để đóng tàu" - ông Bình đáp. "Ông có biết họ lấy tiền đó để giải ngân cho dự án nhiệt điện không?" - HĐXX truy. "Tôi biết, nhưng DN họ có thể sử dụng tiền nhàn rỗi đó vào việc đầu tư khác trong ngắn hạn" - ông Bình trả lời.

Ông Bình cũng cho rằng VKS cáo buộc ông ký quyết định đầu tư NM nhiệt điện là vượt thẩm quyền, bởi đây là dự án nhóm A là không có căn cứ bởi quyết định này được ký trước tháng 8/2006 và đây là NM điện độc lập vì thế nó vẫn nằm trong quy định dự án nhóm B. Ông này cũng cho rằng thiệt hại chỉ xảy ra khi dự án không được phê duyệt. "Nếu dự án được duyệt thì với máy móc và công nghệ ấy, tôi tin rằng nó sẽ hoạt động có lãi" - ông Bình khẳng định.

Khi được xét hỏi, ông Nguyễn Tuấn Dương (Chủ tịch HĐQT Cty Cửu Long) thừa nhận đã có những hành vi như trong cáo trạng nêu, nhưng ông này cho rằng việc quy kết là đồng phạm với Phạm Thanh Bình và Nguyễn Văn Tuyên trong việc cố ý làm trái là không đúng.

"Cty chúng tôi chỉ là đối tác nhận thầu khoán cung cấp thiết bị theo hợp đồng với Cty CP Hoàng Anh Vinashin mà thôi. Chúng tôi làm việc này là theo hợp đồng kinh tế có tính chất dân sự" - ông Dương khẳng định.

Cũng tại phần này, vấn đề giám định lại được các luật sư làm nóng lên khi liên tục đưa ra những câu hỏi đại diện Vinacontrol về căn cứ đưa ra những con số thiệt hại. Ông Phạm Hoài Long cho biết: "Chúng tôi chỉ đưa ra những con số, còn kết luận thế nào là của cơ quan điều tra".

Hôm nay (29/3), VKS sẽ đề nghị mức án đối với các bị cáo và bước vào phần tranh luận.

Theo Chí Tùng

Lao động

Theo tintuc.xalo.vn

Friday, March 23, 2012

Chan dung ong giam doc chi tuyen... ba bau

Am tường pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), nhưng bằng những thủ đoạn gian dối, Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông Online đã biến một chính sách nhân văn của Nhà nước dành riêng cho phụ nữ thành cách "kiếm cơm" bất hợp pháp.



Chính vì vậy những ngày qua cái tên Đoàn Văn Cuống và Công ty Online nhận được rất sự "quan tâm" đặc biệt từ phía các cơ quan thực thi chính sách  BHXH tại miền Tây.

Như PLVN thông tin, trong quá trình tiếp cận vụ việc, chúng tôi được ông Trần Văn Minh - Giám đốc BHXH Cần Thơ xác nhận: Đoàn Văn Cuống - Giám đốc công ty Online từng công tác trong ngành BHXH. Khi Cần Thơ chưa tách tỉnh (thành TP.Cần Thơ và Hậu Giang như hiện nay), Cuống đã có một năm làm ở Phòng thu của BHXH Cần Thơ, sau đó được điều chuyển về làm nhân viên của BHXH huyện Cái Răng. Làm được hơn một tháng ở đây thì Cuống xin nghỉ để mở công ty.

Chân dung ông giám đốc chỉ tuyển... bà bầu
Ảnh minh hoạ.

Công ty TNHH Truyền thông Online chính thức ra đời ngày 7/12/2010. Pháp nhân này do Cuống làm đại diện theo pháp luật và đăng ký chức danh giám đốc. Dù đăng ký với cơ quan quản lý kinh doanh tới 70 ngành nghề, như: quảng cáo, nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận, hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy tính… nhưng với những gì đã xảy ra, phía cơ quan BHXH tin rằng thực tế mục tiêu chính của công ty này là để trục lợi chế độ thai sản.

Theo điều tra, sau khi đã hoàn tất các thủ tục tại Cần Thơ, ngày 14/3/2011 Đoàn Văn Cuống trở về quê nhà ở huyện Cầu Kè, Trà Vinh để lập văn phòng đại diện tại số 75 ấp Sóc Kha, xã Hoà Ân và giao cho ông Nguyễn Văn Luân làm đại diện. Sau đó chưa được 10 ngày, vào 23/3/2011 Công ty Online tiếp tục "khai sinh" thêm văn phòng tại số 14B, Lê Lợi, thành phố Trà Vinh do ông Đặng Trung Hiếu làm đại diện. Tại những địa bàn này các "giám đốc" và "trưởng văn phòng" bắt đầu đổ xô đi tìm kiếm phụ nữ mang bầu để thực hiện âm mưu.

Tại Trà Vinh chỉ trong một thời gian ngắn Cuống và các thành viên của mình đã tuyển được hơn 15 người như Nguyễn Thị Kim Q. (sinh năm 1987), Hồng Thị Ngọc Th. (1987), Nguyễn Thị Nhật Ng. (1980), Lư Thị Ph. (1988), Lê Thị M. (1983), Nguyễn Thuỳ Tr. (1983), Phạm Thị Bé B. (1981), Lê Thị Thanh D. (1983), Trần Thị Thành Tr.… để tiến hành làm các thủ tục cần thiết.

Chân dung ông giám đốc chỉ tuyển... bà bầu

Một thời gian sau nhận thấy "thị trường" ở miền Tây đầy tiềm năng, Đoàn Văn Cuống và đồng bọn bàn kế hoạch phải mở rộng địa bàn hơn nữa. Và không bao lâu các văn phòng tại huyện Chợ Mới tỉnh An Giang, huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long, huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang… lần lượt ra đời.

Những tưởng với kế hoạch hoàn hảo và quy trình hoạt động đang khá suôn sẻ thì "tập đoàn" Truyền thông Online sẽ phát triển rực rỡ, đi lên. Các thành phần "sáng lập" chỉ việc ngồi hưởng lợi từ tiền quỹ thai sản của Nhà nước nếu vụ việc không vỡ lở. Xác nhận với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thu Hương – Trưởng phòng kiểm tra BHXH Vĩnh Long khẳng định: Ngay sau khi phát giác vụ việc, BHXH Vĩnh Long đã tiến hành kiểm tra và đề nghị cơ quan điều tra Công an tỉnh vào cuộc.

Do tại Vĩnh Long công ty này chưa thực hiện trót lọt, nên rất có thể phía ngành công an sẽ tiến hành điều tra ở những tỉnh mà công ty đã thực hiện trót lọt.  Được biết, những ngày này rất nhiều các cơ quan BHXH ở miền Tây đang tiến hành rà soát xem có công ty nào tên Online hoạt động tại địa bàn không.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện tại Trụ sở chính của công ty Online đã ngừng hoạt động, các chi nhánh cũng đã tạm dừng đóng thuế, đặc biệt là chi nhánh tại huyện Cầu Kè đã được công ty này giải thể từ vài tháng trước. Một lãnh đạo cơ quan BHXH cho rằng, có thể công ty đã bị đánh động, và các đối tượng đã lẩn trốn.

"Hiện tại để tìm được đại diện các công ty này hòng xác minh là việc quá sức với chúng tôi. Vậy đề nghị cơ quan công an sớm vào cuộc" – vị này bày tỏ.

Theo PLVN

Theo tintuc.xalo.vn

Sunday, March 18, 2012

10 ty phu giau nhat chau Au

Dù phải đối mặt với khủng hoảng, châu Âu vẫn là mảnh đất phát triển không ngừng của tỷ phú thế giới. Dưới đây là danh sách 10 người có tài sản nhiều nhất châu Âu do Fobes bình chọn.

1. Bernard Arnault – 41 tỷ USD

10 tỷ phú giàu nhất châu Âu

Giàu có từ việc thâu tóm các hiệu nổi tiếng thế giới như Hermes, Dior, Louis Vuitton.., hiện nay Bernard Arnault lãnh đạo tập đoàn LVMH, sở hữu khối tài sản kếch sù trị giá 41 tỷ USD và là người nhiều tiền nhất châu Âu. Không chỉ vậy, ông còn là công dân Pháp hiếm hoi có tầm ảnh hưởng lan khắp toàn cầu.

2. Amancio Ortega – 37,5 tỷ USD

10 tỷ phú giàu nhất châu Âu

Khởi nghiệp từ khi chỉ là một nhân viên giúp việc trong tiệm may, tới nay Amancio sở hữu 37 tỷ USD và từng là ông chủ tập đoàn thời trang khổng lồ Inditex trong đó có thương hiệu Zara. Theo Fobes, ông cũng là tỷ phú giàu thứ 5 trên thế giới và đứng thứ 2 tại châu Âu.

3. Stefan Persson – 26 tỷ USD

10 tỷ phú giàu nhất châu Âu

Ông đảm nhiệm vị trí chủ tịch thương hiệu thời trang danh tiếng H&M do cha mình sáng lập từ năm 1982, tới nay trị giá tài sản ròng của Stefan lên tới 26 tỷ USD và là công dân giàu nhất Thuỵ Điển, đứng thứ 3 toàn châu Âu. Ngoài ra, Forbes cũng bình ông là tỷ phú giàu thứ 8 trên thế giới.

4. Karl Albrecht – 25,4 tỷ USD

10 tỷ phú giàu nhất châu Âu

Doanh nhân người Đức Karl Albrecht sinh năm 1920, ông cùng em trai là Theo Albrecht sáng lập chuỗi siêu thị Aldi với gần 4.100 cửa hàng bao phủ khắp mọi miền nước Đức. Hiện tại, tổng tài sản Karl nắm giữ trị giá khoảng 25,4 tỷ USD giúp ông trở thànhh tỷ phú giàu nhất Đức, đứng thứ 4 tại châu Âu.

5. Liliane Bettencourt – 24 tỷ USD

10 tỷ phú giàu nhất châu Âu

Nữ tỷ phú nổi tiếng đến từ Pháp sở hữu 24 tỷ USD và tập đoàn mỹ phẩm hàng đầu thế giới L'Oreal hiện đứng thứ 5 trong danh sách người giàu nhất châu Âu. Tuy nhiên, các vụ bê bối lùm xùm gần đây đã khiến tiền bạc, tài sản của bà bị con gái và cháu trai kiểm soát.

6. Michele Ferrero và gia đình – 19 tỷ USD

10 tỷ phú giàu nhất châu Âu

Ông là người sáng lập thương hiệu chocolate hảo hạng nhất thế giới Ferrero Rocher và hiện là người giàu nhất Italia với 19 tỷ USD. Năm 2011, dưới sự điều hành của Michele, doanh thu hãng Ferrero Rocher đạt 7,2 tỷ USD.

7. Alisher Usmanov

10 tỷ phú giàu nhất châu Âu

Tại Nga, danh tiếng của Alisher Usmanov nổi như cồn trong vai trò tỷ phú siêu giàu và thích chơi ngông. Ông từng bỏ tới hơn 42 triệu USD để mua trọn một cuộc đấu giá ở Anh. Hiện nay, tỷ phú 54 tuổi sở hữu 18,1 tỷ USD giá trị tài sản ròng và đầu tư vào những lĩnh vực như truyền thông, thép và bất động sản.

8. Michael Otto – 17,6 ty USD

10 tỷ phú giàu nhất châu Âu

Ông cùng 4 người anh em chung vốn thành lập công ty Otto Group sản xuất từ đồ chơi trẻ em tới vật liệu xây dựng. Giá trị tài sản ròng của Michael hiện đạt 17,6 tỷ USD và ông là người giàu thứ 8 tại châu Âu. Không chỉ vậy, tập đoàn gia đình này còn nắm giữ nhiều khu bất động sản trị giá hàng chục triệu đôla tại những vị trí đắc địa của New York.

9. Rinat Akhmetov – 16 tỷ USD

10 tỷ phú giàu nhất châu Âu

Là đại gia trong ngành khoáng sản và điều hành quỹ đầu tư System Capital Management, Rinat Akhmetov đang sở hữu 16 tỷ USD giá trị tài sản ròng. Không chỉ vậy, tỷ phú 47 tuổi người Ukraine còn sở hữu đội bóng đá Ukraine Shakhtar Donetsk và là thành viên Quốc hội kể từ năm 2007.

10. Vladimir Lisin – 15,9 tỷ USD

10 tỷ phú giàu nhất châu Âu

Trước đây, Vladimir là thành viên Ban Giám đốc của Novolipetsk Steel (NLMK), một trong 4 tập đoàn thép lớn nhất nước Nga, và lên chức Chủ tịch vào năm 1998. Hiện nay, ông trùm ngành thép sở hữu khối tài sản ròng trị giá 15,9 tỷ USD và được tỷ phú Mikhail Prokhorov đứng sau hậu thuẫn với lượng tài sản lên tới 22,7 tỷ USD.

Theo Tường Vi (VNE / Businessinsider)

Theo tintuc.xalo.vn

Wednesday, March 14, 2012

Giai toa tam ly hang cho

Chợ truyền thống là kênh phân phối chiếm 70% nhu cầu mua sắm của người dân, thế nhưng tỉ lệ hàng Việt có chất lượng tại đây còn rất hạn chế. Nhiều DN có sản phẩm tốt vẫn khó vào chợ.

Lý do là tâm lý người dân vẫn ngại mua hàng... chợ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã thành công nhờ biết cách làm tiếp thị, giải toả tâm lý "hàng chợ" đối với người tiêu dùng.

Ông Phan Văn Kiệt, phó tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến, cho biết không dễ đưa sản phẩm quần áo vào chợ truyền thống để kinh doanh, nhất là các sản phẩm có thương hiệu. "Người tiêu dùng có thể mua bất kỳ cái gì tại chợ, nhưng với quần áo, hễ nghe nói mua ở chợ thì lại có cảm giác hàng không được...chất lượng, nếu không muốn nói là rẻ tiền" - ông Kiệt cho hay. Đã từng thí điểm đưa hàng vào chợ bán với thương hiệu Việt Tiến, nhưng sản phẩm đã bị "dội chợ" cũng vì yếu tố tâm lý nói trên.

Chăm sóc tiểu thương

"Không còn cách nào khác nên chúng tôi đã quyết định dời quầy hàng trong chợ ra mé ngoài chợ. Lúc đó sản phẩm mới bán được vì không còn bị mang tiếng mua hàng hiệu mà đi vào chợ mua" - ông Kiệt chia sẻ. Đây cũng là lý do vì sao dù có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có tên tuổi muốn đưa hàng vào chợ để bán, nhưng không thể vượt qua được cái "ách" quá lớn từ tâm lý của người tiêu dùng là chỉ thích mua "hàng hiệu" ở các trung tâm thương mại, các cửa hàng thời trang lớn.

Giải toả tâm lý "hàng chợ"
Chọn mua quần áo trong nước tại chợ Phạm Văn Hai (TP.HCM)

Theo ông Vũ Đình Phương - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Quạt VN, muốn đưa được hàng vào chợ, doanh nghiệp phải có một hệ thống dịch vụ phục vụ "tận răng" cho tiểu thương, phải có tiềm lực tài chính tốt đủ sức "chịu đựng" cho tiểu thương gối đầu tiền hàng và chính sách giá bán phải luôn ở mức rẻ nhất. "Vì họ không đòi hoa hồng, chiết khấu. Biên nhận hàng hoá cũng không thích ràng buộc bằng văn bản mà chỉ thích ký sổ ký nhận. Nên nếu giá bán không đủ sức hấp dẫn thì chẳng ai chịu bán hàng cho mình" - ông Phương giải thích.

Tương tự, ông Hoàng Nhâm Nam, phó trưởng phòng kế hoạch thị trường Công ty cổ phần Đường Biên Hoà, cho rằng thuyết phục được tiểu thương nhận hàng của mình "cũng trần ai, nhất là đối với sản phẩm mới vì họ sợ hàng bán chậm, hàng nằm ở đó thì cũng chôn vốn". Chưa kể khả năng nhận diện thương hiệu của người tiêu dùng đối với sản phẩm bày bán tại chợ cũng không mấy khả quan khi việc trưng bày hàng không được tiểu thương quan tâm đúng mực.

Kết quả khảo sát 11 chợ tại TP.HCM thuộc "Dự án nghiên cứu người tiêu dùng đưa hàng Việt vào chợ" do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) thực hiện mới đây cho thấy tỉ lệ hàng Việt tại chợ hiện nay khá cao nhưng hàng VN chất lượng cao lại không nhiều. Theo bà Vũ Kim Hạnh - giám đốc BSA, rất nhiều doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao muốn đưa hàng vào chợ nhưng lại ngại bị đánh giá là "hàng chợ". "Để khai thác tốt hơn kênh phân phối chiếm tới 75-80% thị phần bán lẻ này, doanh nghiệp phải nỗ lực nhiều, đặc biệt là vai trò của tiểu thương trong việc giới thiệu và ảnh hưởng của họ đến khả năng mua hàng của người tiêu dùng" - bà Hạnh nói.

Để hàng Việt sống khoẻ

Trong 419 doanh nghiệp đạt danh hiệu hàng VN chất lượng cao 2012 có 38 doanh nghiệp liên tục nằm trong danh sách bình chọn của người tiêu dùng 16 năm liền. Và không ít trong số đó đi lên từ kênh phân phối truyền thống. Theo các doanh nghiệp, xu hướng chung là phát triển kênh phân phối hiện đại nhưng nếu làm chủ được kênh phân phối riêng thì sẽ không bị phụ thuộc quá nhiều vào nhà bán lẻ.

"Hàng bán ở chợ vẫn có hàng cấp cao, cấp thấp và cũng chưa chắc hàng ở siêu thị là hàng cấp cao" - ông Lương Vạn Vinh, giám đốc Công ty Mỹ Hảo, chắc nịch khi nói về việc đưa hàng vào chợ truyền thống. Mỹ Hảo là thương hiệu thành công nhờ dựa vào kênh phân phối truyền thống, đến nay 92% doanh số của công ty đến từ hệ thống này. Ông Vinh cho biết hàng bán ở chợ thường có sự gần gũi giữa tiểu thương và khách hàng nên các sản phẩm mới dễ được đón nhận. Dành thời gian nhiều cho những chuyến khảo sát hàng hoá tại các chợ mỗi khi có dịp đi tỉnh, theo ông Vinh, nếu đầu tư đúng mức như có sự bao phủ hàng tốt, hỗ trợ tiểu thương trưng bày sản phẩm... thì đây vẫn là kênh tiêu thụ chi phối nhiều đến hành vi mua sắm của người dân.

Cũng gần 20 năm qua thương hiệu quạt Asia của Công ty cổ phần Quạt VN đã len lỏi khắp các chợ truyền thống trên cả nước. Ông Vũ Đình Phương cho hay với sản phẩm kim khí điện máy như doanh nghiệp ông lại rất cần có thương hiệu. "Vì nếu hàng không có chất lượng, không có thương hiệu sẽ rất khó bán, tiểu thương không muốn mua hàng rồi bị đem trả lại" - ông Phương chia sẻ.

Theo các doanh nghiệp bán hàng vào kênh phân phối truyền thống, quan trọng nhất là phân tích được lợi nhuận cho khách hàng. Từ đầu năm 2012, Mỹ Hảo đang triển khai chương trình hỗ trợ trưng bày cho người bán hàng ở khu vực miền Đông và miền Trung. Ngoài ra, các chương trình khuyến mãi cũng đang được đưa vào chợ dành cho người tiêu dùng. "Trước đây những chương trình khuyến mãi như mua chai rửa kính tặng cục xà bông thường thì tiểu thương hay tách ra để bán, chúng tôi động viên tiểu thương không nên làm thế" - ông Vinh nói.

Ngại rủi ro

Trở ngại lớn nhất của không ít doanh nghiệp khi đưa hàng vào chợ kinh doanh chính là sự rủi ro. Tại chợ, với đặc điểm hàng hoá cực kỳ phong phú đa dạng, nên yếu tố giá... linh hoạt lại là yếu tố có thể quyết định giữ chân người tiêu dùng hay không. Chính vì vậy, việc hàng loại hai, loại ba, thậm chí kém chất lượng được trà trộn với hàng có chất lượng, có thương hiệu để bán là điều khó tránh.

"Lúc này, uy tín thương hiệu của mình có bị sứt mẻ gì hay không, có bị lung lay hay không cũng tuỳ thuộc cái tâm của người bán hàng. Còn người mua chỉ thích mua hàng rẻ nên các doanh nghiệp có hàng đưa vào chợ cũng rất mệt mỏi trong việc cạnh tranh với hàng không rõ nguồn gốc hay kém phẩm chất" - ông Phương nhấn mạnh.

Theo Tuổi trẻ

Theo tintuc.xalo.vn

Thursday, March 8, 2012

Ban cach thuc day hang may mac vao Phap

(TBKTSG Online) - Thị trường tiêu dùng hàng may mặc ở Pháp đang đối diện với nhiều thách thức, khó khăn. Tuy nhiên, cơ hội không phải là không có cho hàng dệt may Việt Nam.
Bàn cách thúc đẩy hàng may mặc vào Pháp
Các nhà đầu tư tại hội thảo về thúc đẩy hàng dệt may vào Pháp. Ảnh: Nguyên Tấn

Đó là nhận định của một số chuyên gia bán lẻ tại hội thảo về thúc đẩy hàng dệt may Việt Nam vào thị trường này do hệ thống siêu thị Big C phối hợp với Trung tâm BSA và Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức sáng 8-3.

Bà Jo Bueters, Cố vấn kỹ thuật và chiến lược ngành hàng phi thực phẩm của Tập đoàn bán lẻ Casino, cho biết thị trường hàng may mặc ở châu Âu nói chung và Pháp nói riêng đang ở trong tình trạng cạnh tranh hết sức khốc liệt từ nhiều quốc gia xuất khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may vào Pháp từ Trung Quốc là 5 tỉ euro (đứng thứ nhất) trong khi Việt Nam chỉ 250 triệu euro (đứng thứ 12).

Để cung cấp hàng một cách nhanh chóng, các doanh nghiệp Trung Quốc đã thiết lập nhiều nhà máy dệt may tại Tunisia, Maroc… là những nước có cự ly rất gần với châu Âu. "Với những nhà máy này, hàng hoá đưa vào châu Âu chỉ mất vài ngày hoặc vài tuần thay vì phải mất nhiều thời gian hơn nếu xuất phát từ các quốc gia thuộc châu Á" - bà Jo Bueters giải thích.

Chuyên gia của Casino cũng cho hay, một thách thức không nhỏ nữa là ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Ngoài ra, thời tiết tại Pháp năm nay biến động lớn khiến cho sự cung cấp hàng có sự lệch pha nhau. Hệ quả là hàng mùa đông thiếu hụt trong khi hàng  mùa hè tồn kho chất đầy tại các cửa hàng bán lẻ.

Khủng hoảng kinh tế khiến cho thu nhập của người Pháp giảm rõ rệt. Thu nhập giảm cộng với tâm lý lo sợ về tương lai kinh tế bất định khiến cho người tiêu dùng ở đấy phải cắt giảm tiêu xài.

Tuy nhiên, bà Jo Bueters cũng lưu ý dù túi tiền giảm nhưng nhu cầu chưng diện của họ vẫn không giảm. "Nhu cầu thì vẫn như trước. Chỉ khác, họ mua những thứ vừa túi tiền và giảm mua những thứ xa hoa thôi".

Đặc biệt, người tiêu dùng Pháp giờ đây rất thích mua hàng có khuyến mãi. Bà Jo Bueters cho biết có tới 50% lượng hàng quần áo được tiêu thụ ở Pháp là hàng giảm giá hoặc gắn với chương trình khuyến mãi.

Ở một góc độ khác, theo bà Alice Baey, Giám đốc thu mua toàn cầu thuộc Tập đoàn Casino, các nhà xuất khẩu may mặc cần hết sức lưu tâm đến yếu tố đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Đây là yếu tố đang làm thay đổi đáng kể hành vi tiêu dùng của người Pháp. Hàng hoá sẽ bị tẩy chay nếu việc sản xuất xâm hại đến môi trường hoặc sử dụng lao động trẻ em hoặc bóc lột nặng nề người lao động. Thông tin hiện nay qua nhiều phương tiện có thể lan truyền rất nhanh không chỉ trong nội địa một quốc gia mà trải ra ở tầm mức toàn cầu và do đó doanh nghiệp cần phải cẩn thận.

Ngoài ra, theo bà Alice Baey, mặc dù thị trường may mặc có nhiều thách thức nhưng điều đó không có nghĩa không còn cơ hội. Ví dụ như phân khúc thời trang cho giới trẻ ở Pháp vẫn tăng trưởng mạnh.

"Điều quan trọng là phải luôn cập nhật thông tin thị trường và linh hoạt trong tình huống hiện tại. Chúng ta nên tìm cách lướt sóng thay vì để cho sóng đè bẹp"- bà Alice Baey.

Về đầu trang

Bài viết Bàn cách thúc đẩy hàng may mặc vào Pháp được máy tìm kiếm Xa Lộ tự động quét trên mạng. Nếu thấy có nội dung xấu, xin bạn vui lòng gửi thư điện tử cho chúng tôi , bao gồm tên bài viết Ban cach thuc day hang may mac vao Phap ở dạng tiếng Việt không dấu, hoặc Bàn cách thúc đẩy hàng may mặc vào Pháp ở dạng có dấu.

Từ khóa: thị trường , may mặc , dệt may , thách thức , doanh nghiệp , việt nam , tiêu dùng , thúc đẩy , quốc gia , kinh tế
Các chủ đề khác
Tổ chức
Dệt May Việt Nam
Địa danh
Tuy-ni-di
Danh từ riêng
hàng may mặc , khủng hoảng kinh tế , kim ngạch nhập khẩu , nhà xuất khẩu

Tin đáng chú ý

Mới nhất Đọc nhiều nhất
  • Tăng tiền bồi thường tối đa cho nhiều dự án
    35 lượt xem
  • Nữ đại gia thuỷ sản Bianfishco mắc bệnh ung thư?
    30 lượt xem
  • Thực phẩm, giá cước rục rịch tăng theo giá xăng
    25 lượt xem
  • Sáng tạo trong ứng dụng mã QR
    22 lượt xem
  • Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thịt từ VN: Doanh nghiệp không lo
    20 lượt xem
  • Dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN - Nâng mức giảm trừ gia cảnh, bỏ mức thuế suất cao nhất
    18 lượt xem
  • Nhịp điều chỉnh sâu trong ngắn hạn
    13 lượt xem
  • Tình hình kinh tế thế giới và các tác động đến Việt Nam
    285 lượt xem
  • Giảm trừ 6 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế
    193 lượt xem
  • Nữ đại gia thuỷ sản bán doanh nghiệp để trả nợ
    173 lượt xem
  • Giá lúa gạo bất ngờ tăng mạnh
    149 lượt xem
  • Nhà đất khu vực Hà Đông tiếp tục xuống giá
    147 lượt xem
  • Công bố xếp hạng ngân hàng Việt Nam
    147 lượt xem
  • Công ty Bình An bán bất động sản để trả nợ
    135 lượt xem

Dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN - Nâng mức giảm trừ gia cảnh, bỏ mức thuế suất cao nhất

Hôm qua 8-3, Bộ Tài chính đã công bố các phương án dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Những điểm đáng lưu ý là việc cơ quan này đang tính toán nâng mức giảm trừ đối với người nộp thuế từ 4 triệu …

Thực phẩm, giá cước rục rịch tăng theo giá xăng
Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thịt từ VN: Doanh nghiệp không lo
Shop hoa vỉa hè mọc lên như nấm
Quán ăn vỉa hè cũng hốt bạc dịp 8/3
Ngành điều đặt mục tiêu đạt kim ngạch 1,5 tỷ USD
Bàn cách thúc đẩy hàng may mặc vào Pháp
Giá điện mua từ Trung Quốc tăng 0,28 cent/kWh
Cước vận tải "tát nước" theo giá xăng tăng
Bi kịch của thâu tóm doanh nghiệp
Ngân hàng hạ lãi suất, tiền sẽ chảy về BĐS?
GIỚI THIỆU VỀ XA LỘ
  • Giới thiệu
  • Đăng ký trang web của bạn
  • Đăng quảng cáo
  • Tuyển dụng
  • Góp ý
  • Liên hệ
ĐIỀU KHOẢN NGƯỜI DÙNG
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Bảo vệ riêng tư
DỊCH VỤ XA LỘ
  • Tìm kiếm
  • Nhạc
  • Tin tức
  • Từ điển
XA LỘ NETWORK
  • Xalo.vn
  • Ringme.vn
  • Zon.vn
Theo tintuc.xalo.vn

Wednesday, March 7, 2012

Gia xang tang qua hop

TT - Chiều 7-3, Bộ Tài chính đã quyết định tăng giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu. Lý giải nguyên nhân tăng giá, ông Nguyễn Tiến Thoả, cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), cho biết do giá thế giới tăng quá cao.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, ngành hàng đều bất ngờ khi mức tăng quá cao.

Giá xăng tăng quá hớp
Bảng giá xăng dầu sau khi tăng giá tại một cây xăng ở TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng

"Quá bất ngờ và choáng với mức tăng giá xăng". Đó là ý kiến của ông Đỗ Quốc Bình, chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội. Ông Bình nhận định mức tăng này sẽ đánh trực tiếp vào "nồi cơm" của các tài xế taxi: "Giá xăng tăng như vậy thì mỗi ngày người lái xe trung bình phải bù lỗ 50.000 đồng. Với người lao động, mỗi tháng 1,5 triệu đồng là rất nhiều".

Choáng với giá xăng dầu

Xăng tăng lên 22.900 đồng/lít

Theo quyết định của Bộ Tài chính, từ 16g ngày 7-3, xăng tăng 2.100 đồng/lít, từ 20.800 đồng/lít lên mức 22.900 đồng/lít; diesel tăng 1.000 đồng/lít, từ 20.400 đồng/lít lên 21.400 đồng/lít; dầu hoả tăng 600 đồng/lít, từ 20.200 đồng/lít lên 20.800 đồng/lít; mazut tăng 2.000 đồng/kg, từ 16.800 đồng/kg lên 18.800 đồng/kg.

Cùng ngày, Bộ Tài chính cũng lùi thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu về mức 0%. Mặt khác, mức sử dụng quỹ bình ổn giá tất cả các chủng loại xăng dầu cũng giảm xuống bằng mức trích quỹ là 300 đồng/lít, kg.

Trên thực tế, các hãng taxi ở Hà Nội đang phải chịu tác động kép từ việc tăng giá xăng và việc thành phố cấm hoạt động trên nhiều tuyến đường của thủ đô. Về phía hiệp hội, ông Bình cho biết sẽ họp bàn với các đơn vị nhằm hỗ trợ việc ổn định đời sống cho anh em tài xế, và sau đó mới tính toán, cân nhắc việc điều chỉnh giá cước căn cứ trên quyền lợi của cả ba bên: doanh nghiệp xăng dầu, người tiêu dùng và người lao động của chính các hãng taxi.

Theo ông Bình, với mức tăng giá xăng lên 22.900 đồng/lít thì chắc chắn giá cước taxi sẽ tăng khoảng 1.500-2.000 đồng/km. Ngay trong ngày 8-3, Hiệp hội Taxi Hà Nội sẽ họp các hãng xe trên địa bàn để có phương án tăng giá cước.

Còn ông Nguyễn Tiến Nghi, phó chủ tịch Hiệp hội Thép VN, lo ngại ngành thép sẽ càng gặp khó hơn khi giá xăng dầu tăng thêm. Vì giá mazut tăng thêm 2.000 đồng/kg thì chi phí cho mỗi tấn thép sẽ đội thêm khoảng 80.000 đồng. Đó là chưa kể tác động của giá dầu máy, dầu diesel. Thế nhưng, việc tăng giá thép là không thể khi tiêu thụ mặt hàng này quá trầm lắng kể từ năm 2011 đến nay. Giá bán không thể tăng mà lãi suất cho vay còn khá cao, cộng thêm việc xăng dầu tăng giá, không ít doanh nghiệp sản xuất thép phá sản là điều dễ xảy ra.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô VN, giá dầu diesel tăng khoảng 5% so với mức cũ thì giá cước vận tải hàng hoá sẽ tăng khoảng 2,2%. Tuy nhiên, để điều chỉnh ngay giá cước vận tải là điều không dễ dàng đối với các doanh nghiệp vận tải hàng hoá, vì hầu hết hợp đồng đã được ký kết từ trước đó và muốn điều chỉnh phải thương thảo với khách hàng.

Giá xăng tăng quá hớp

Người tiêu dùng lo lắng giá xăng tăng cao sẽ ảnh hưởng đến giá cả thị trường trong thời gian tới (ảnh chụp tại cây xăng Trần Hưng Đạo, Hà Nội chiều 7-3) - Ảnh: Nguyễn Khánh

Khó kiềm chế lạm phát

Theo ông Nguyễn Tiến Thoả, nếu so sánh giá xăng dầu thế giới bình quân tháng 2-2012 với lần điều chỉnh trước đó (ngày 10-10-2011) thì mức tăng từ 7-13%, riêng dầu thô tăng tới 21,73%. Đáng chú ý là những ngày cuối tháng 2 và đầu tháng 3-2012 giá đã tăng mạnh và tăng lên mức cao nhất trong chín tháng gần đây. Xăng dầu tiêu dùng trong nước hiện nay chủ yếu phải nhập khẩu, giá trong nước phụ thuộc vào sự biến động của giá thị trường thế giới. Trong khi đó, chúng ta không còn biện pháp nào nữa, thuế cũng lùi về 0%, quỹ bình ổn giá xăng dầu đã cạn từ hai tháng nay. Việc tăng giá xăng dầu là không thể tránh khỏi.

Sau khi điều chỉnh giá xăng dầu lần này, Bộ Tài chính cho rằng thời gian tới tiếp tục thực hiện kinh doanh xăng dầu theo quy định cơ chế thị trường. Cụ thể: nếu giá thế giới tăng thì điều chỉnh giá trong nước, nếu giá thế giới giảm thì giảm sử dụng quỹ bình ổn giá, khôi phục thuế nhập khẩu ở mức hợp lý nếu còn dư địa thực hiện giảm giá bán.

Việc tăng giá xăng dầu là bất khả kháng, tuy nhiên ông Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, cho rằng việc tăng giá quá cao, với 2.100 đồng/ lít xăng, 2.000 đồng/kg mazut, 1.000 đồng/lít diesel, gây sốc cho người dân cũng như doanh nghiệp. Nếu mức tăng từ từ, khoảng 1.000 đồng chia đều cho vài lần thì sẽ giảm áp lực rất nhiều cho xã hội.

"Trong bối cảnh giá cả tăng cao, người lao động vốn rất chật vật để chi tiêu đồng thu nhập ít ỏi, còn doanh nghiệp sức cạnh tranh đã giảm rất nhiều, giờ sẽ phải cố gắng như thế nào đây?" - ông Long băn khoăn.

Ông Long cũng lo ngại mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới hai con số trong năm nay là rất khó khăn. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong (Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội) cho rằng khi tăng giá mạnh các mặt hàng xăng dầu, chắc chắn Bộ Tài chính đã phải lường được hậu quả.

"Tôi đã dự đoán lạm phát sẽ tăng trở lại trong tháng 3. Và sau khi điều chỉnh giá xăng dầu, lạm phát sẽ tăng cao hầu như chắc chắn" - ông Phong nói. Theo ông Phong, việc tăng giá xăng dầu chắc chắn sẽ kéo hàng loạt hàng hoá và dịch vụ khác tăng giá theo.

Ông Phong cho rằng bên cạnh việc đưa giá thực phẩm, hàng hoá tăng hợp lý theo mức tăng của giá xăng, giới kinh doanh ở VN thường có hiện tượng "tát nước theo mưa".

Cứ nhân dịp giá xăng tăng là ồ ạt đẩy giá lên, vượt quá mức tác động của giá xăng tăng lên những mặt hàng, dịch vụ đó. Vì thế, các cơ quan quản lý, kiểm soát thị trường cần tăng cường kiểm tra giá cả, yêu cầu niêm yết giá, công bố giá để hạn chế tình trạng tăng giá bất hợp lý, ảnh hưởng tiêu cực đến túi tiền người dân và gây áp lực lên chỉ số lạm phát.

Bán xăng giá 25.000 đồng/lít

Trong ngày 7-3, nhiều người dân phản ảnh hàng chục cây xăng trên địa bàn TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước đồng loạt ngưng bán. Trưa 7-3, nhiều người ghé vào cây xăng số 827 Âu Cơ, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM của đại lý bán lẻ xăng dầu DNTN TM&VT Lan Anh nhưng các nhân viên thông báo "ngưng bán vì hết xăng"!

Tại cây xăng của Công ty TNHH một thành viên hoá dầu Quân đội - cửa hàng xăng dầu Bình Long vẫn tình trạng "cửa đóng then cài".

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại các cây xăng ngưng bán lập tức mọc lên các cây xăng bán lẻ "chém đẹp" khách hàng với giá 24.000-25.000 đồng/lít xăng A92. Tại cây xăng 827 Âu Cơ, người bán xăng lẻ đang ngồi chung với các nhân viên bán xăng của cây xăng này nói: "Cây xăng hết xăng rồi, ra đây mua đỡ lít xăng lẻ đi, xăng này cũng rút từ trong cây xăng này ra, giá 25.000 đồng/lít".

Theo tintuc.xalo.vn

Tuesday, March 6, 2012

Sang tay duoc 37 can ho sieu sang

"Sang tay" được 37 căn hộ "siêu sang"

ANTĐ - Những căn hộ "siêu sang" đầu tiên tại Hà Nội đã có được khách mua.

Chiều 6-3, ông Nguyễn Ngọc Khoa, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh cho biết, sau một tuần ra mắt công chúng, đến thời điểm này, 37 căn hộ thuộc diện "siêu sang" với mức giá 145 triệu/m2 đã được "khớp lệnh".

Đây có nói là mức giá kỷ lục cho căn hộ chung cư ở Hà Nội từ trước tới nay.

Sang tay được 37 căn hộ siêu sang
Một trong 37 khách hàng mua căn hộ siêu sang, nhận chìa khoá tượng trưng

Trước đó, nhiều người đã lo ngại thay cho chủ đầu tư vì trong bối cảnh thị trường trầm lắng hiện nay, với mức giá "khủng" hơn 5.000 USD/m2, căn hộ siêu sang sẽ rất khó bán.

Trước đó, tại buổi công bố dự án, Chủ tịch HĐQT Tân Hoàng Minh Group, ông Đỗ Anh Dũng bày tỏ mong muốn xây dựng D'.Palais de Louis thành một công trình nghệ thuật và kiến trúc. "Dự án đặt dấu ấn đầu tiên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh trong lĩnh vực BĐS hạng sang. Chúng tôi muốn khẳng định dự án này không chỉ mang đến những ngôi nhà ở thông thường mà là những "Kiệt tác vượt thời gian". Đây không chỉ là một nơi để ở, một chốn đi về, chúng tôi còn mong đưa D'.Palais de Louis thành nơi duy nhất mang đến cơ hội cho một trải nghiệm cuộc sống xa hoa", ông Dũng nói.

Bà Hồ Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Tân Hoàng Minh cho rằng, BĐS cao cấp vẫn là phân khúc tiềm năng trên thị trường nếu nó thật sự cao cấp và hội tụ đủ 5 yếu tố sau: vị trí đắc địa, thiết kế, chất lượng vật liệu, nguyên liệu và thi công cho đến trang thiết bị sử dụng dịch vụ quản lý…

Sang tay được 37 căn hộ siêu sang
Có cả bể bơi trong căn hộ "siêu sang"

D'.Palais de Louis là dự án trọng điểm của Tân Hoàng Minh Group và Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, một trong các dự án tiêu biểu theo kiến trúc Pháp, Ý cổ điển lãng mạn của thế kỷ XVII-XVIII mang phong cách Hoàng gia Pháp của triều đại vua Louis XIV – "Ô ng Vua Mặt trời ' là toà tháp căn hộ có chất lượng cao cấp bậc nhất tại Việt Nam và trong khu vực. D'.Palais de Louis có chiều cao 120m với 27 tầng nổi, 4 tầng hầm để xe, 2 tầng sảnh công cộng và dịch vụ, 242 căn hộ, 6 tháng máy xuyên sáng, 2 thang máy chở hàng, 2 bể bơi bốn mùa, 10 loại căn hộ với 10 phong cách nội thất.

D'.Palais de Louis cung điện của Vua Louis lấy ý tưởng từ Cung điện Versailles phục hiện và tái hiện những đường nét huy hoàng, lộng lẫy của Versailles trong kiến trúc, trang trí nội thất và đường nét thiết kế.

D'.Palais de Louis là toà nhà đầu tiên ở Hà Nội có 4 tầng hầm để xe, đáp ứng 325 chỗ đậu xe ô tô và 284 xe máy, được thiết kế có độ dốc thoai thoải 3,5% cho phép xe ô tô có thể dừng đỗ tại bất cứ vị trí nào. Ưu thế nổi trội của dự án là việc sử dụng các vật liệu  nội thất cầu kỳ, xa xỉ từ những thương hiệu danh tiếng như thiết bị nhà bếp Fagor – Tây Ban Nha, thiết bị vệ sinh Kohler của Mỹ, sàn gỗ Teak Myanmar, đá Marble Tây Ban Nha & Brazil…Đặc biệt, các chi tiết được chọn lọc kỹ lưỡng hay chế tác tinh xảo như công tắc bằng vàng 10kara, phào chỉ thếp vàng, được làm theo công nghệ thủ công truyền thống của làng Kiêu Kỵ, hay những bức tranh đá thiên nhiên ấn tượng.

Theo tintuc.xalo.vn

Monday, March 5, 2012

Tai cau truc Doanh nghiep Nha nuoc Tranh tu duy nhiem ky, loi ich nhom

GiadinhNet - Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đang chiếm giữ nguồn lực rất lớn của nền kinh tế nhưng đóng góp cho nền kinh tế hoàn toàn không tương xứng, như đóng góp cho GDP chỉ khoảng 27-28%, giải quyết việc làm, hiệu quả sử dụng đất đai, tiền vốn, nguyên vật liệu… kém hơn các loại hình doanh nghiệp khác...

Làm gì để quá trình tái cấu trúc DNNN thực sự hiệu quả?

Tái cấu trúc Doanh nghiệp Nhà nước:        Tránh tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm
EVN đầu tư vào nhiều lĩnh vực không hiệu quả, lỗ nặng trong
2 năm vừa qua. Ảnh: TL

Sớm có Luật đầu tư công


Yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững đòi hỏi Nhà nước không bao cấp rủi ro cho doanh nghiệp, nhưng cũng không tạo ra những rủi ro cho doanh nghiệp bằng các quyết định hành chính của mình. Một nghịch lý là, hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về kinh tế chưa cao là do sự can thiệp của Nhà nước, ở nhiều cấp chính quyền khác nhau, không phù hợp với sự vận động của thị trường. Vì vậy, cần khẩn trương xây dựng Luật quản lý vốn Nhà nước hoặc Luật đầu tư công để điều chỉnh các hoạt động đầu tư công, trong đó có đầu tư của các DNNN trong 2 dạng: vì lợi nhuận và phi lợi nhuận.


Về dài hạn, cần chủ động giảm thiểu dần đầu tư công, tăng đầu tư ngoài ngân sách nhà nước trong tổng đầu tư xã hội, tiết giảm việc cấp vốn ngân sách cho nhu cầu đầu tư của khối các Tổng công ty, Tập đoàn Nhà nước.


Đặc biệt, cần phân định rõ thẩm quyền, nghĩa vụ của từng cấp, từ Chính phủ, Thủ tướng, các Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và phần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.


Việc đầu tư, kế hoạch hàng năm, huy động vốn... thực hiện theo quy định của pháp luật tương ứng. Nghiên cứu phân cấp cho Hội đồng thành viên có thẩm quyền quyết định thành lập chi nhánh. Việc thành lập mới doanh nghiệp phải báo cáo chủ sở hữu. Việc huy động vốn có liên quan đến ngoài nước phải có thẩm định của Bộ Tài chính. Xây dựng Nghị định riêng đối với SCIC theo nguyên tắc tập trung vốn của các doanh nghiệp nhỏ để đầu tư cho doanh nghiệp lớn…

Xác định rõ tiêu chí

Về số lượng, từ khoảng 12.000 doanh nghiệp vào năm 1991 nay còn khoảng 1.500 DNNN; quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu tăng lên hàng chục lần so với trước khi tổ chức lại. Hiện cả nước có 12 tập đoàn kinh tế nhà nước đang hoạt động, với nguồn vốn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước… Tuy nhiên, mục tiêu tổ chức sắp xếp lại DNNN đề ra đã không đạt được, tiến trình cổ phần hoá bị trì trệ.

Nguyên nhân yếu kém của khối DNNN được giải thích bởi đầu tư không hợp lý, thiếu tập trung và dứt điểm cho các công trình trọng điểm có khả năng lan toả, dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Ngoài ra còn bởi cơ chế quản lý kém, thiếu minh bạch, khép kín, nạn tham nhũng, lợi ích cục bộ, phe nhóm, địa phương, sự nể nang cảm tính và tư duy nhiệm kỳ; thiếu kiểm soát và chế tài kịp thời, nghiêm khắc, thiếu phối hợp đồng bộ các chính sách, các cấp, ngành.


Thế nên, cần khẩn trương xác định các tiêu chí và thứ tự ưu tiên làm căn cứ để tái cấu trúc tổ chức và quản lý DNNN, khắc phục tình trạng trì trệ hoặc lạm dụng, trục lợi, thậm chí tái cấu trúc kiểu "râu ông nọ cắm cằm bà kia" trong phân công chủ quản và "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" trong chỉ đạo, điều hành…

Cần xây dựng bộ tiêu thức phù hợp và chuẩn hoá để tạo căn cứ lựa chọn và thông qua các dự án theo lĩnh vực và yêu cầu đầu tư, mục tiêu kinh tê - xã hội, môi trường, cũng như các lợi ích quốc gia và địa phương, ngành. Cần có phân biệt 2 loại mục tiêu và 2 loại tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư công - đầu tư vì lợi nhuận và đầu tư phi lợi nhuận, khắc phục sự nhập nhằng giữa nguồn vốn hoạt động vì lợi nhuận với nguồn vốn hoạt động phi lợi nhuận, cũng như giữa trách nhiệm xã hội của các tập đoàn kinh tế nhà nước đối với ổn định kinh tế vĩ mô với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, dễ dẫn đến đầu tư của tập đoàn vừa bị phân tán, vừa dễ bị lạm dụng, kém hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá, chỉ duy trì doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trong những ngành, lĩnh vực mà nhà nước cần độc quyền, giữ vị trí then chốt của nền kinh tế.


Ngoài ra cần ưu tiên  xây dựng các mô hình tập đoàn kinh tế đa sở hữu, với vai trò nòng cốt là DNNN , đảm nhận vai trò chủ lực trong nền kinh tế, được vận hành theo đúng quy luật kinh tế trên cơ sở sự tự nguyện thoả thuận liên kết, hợp tác giữa các pháp nhân độc lập.

Kiên quyết chấm dứt đầu tư ngoài ngành


Bên cạnh việc chấm dứt đầu tư dàn trải ngoài ngành trước năm 2015 như yêu cầu của Hội nghị Trung ương 3 đã đề ra, cần tập trung phát triển DNNN trong những ngành, lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa then chốt của nền kinh tế quốc dân. Đó là các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, dịch vụ công, ổn định kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu chỉnh sửa giảm tỷ trọng xuống dưới 10%, thậm chí  bãi bỏ sớm quy định cho phép  DNNN được phép đầu tư "trái ngành" tối đa 30% tổng nguồn vốn đầu tư, vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, mức vốn đầu tư công ty nhà nước không được vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn, nhưng mức vốn góp của công ty mẹ và công ty con trong tổng công ty, tập đoàn không vượt quá mức 30% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn…

Thực hiện quyền đi kèm trách nhiệm


Cần thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp... Đổi mới quản trị và cơ chế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo hướng chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, công ty TNHH phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, cạnh tranh bình đẳng trên thị trường đối với những hoạt động kinh doanh vị lợi nhuận…

Trước mắt, cần sửa đổi ngay những quy định không phù hợp liên quan đến vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp, chọn đối tác chiến lược, bán cổ phần ưu đãi cho người lao động... Đồng thời, làm rõ hơn vai trò của chủ sở hữu hoặc người đại diện chủ sở hữu; quyền chủ động điều hành sản xuất, kinh doanh của tập đoàn với yêu cầu đầu tư của Nhà nước vì lợi ích chung; vai trò và cơ chế trách nhiệm, quyền lợi của HĐQT hoặc Hội đồng thành viên. Đặc biệt, sự phân cấp quản lý cần thống nhất và rõ ràng, gắn với chịu trách nhiệm liên đới của từng tổ chức, cá nhân trong quản Bên cạnh hệ thống giám sát nhà nước, cũng cần xem xét bổ sung quy định các hoạt động đầu tư công chịu sự giám sát của cộng đồng, xác lập quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong vai trò giám sát đối với các hoạt động đầu tư của DNNN.

Ts.Nguyễn Minh Phong

(Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội)

Theo tintuc.xalo.vn

Ong Putin la chinh tri gia giau the gioi nho kiem tien tu dau

Số chính khách giàu có nhất tập trung ở các quốc gia Ả Rập, nhưng ông Vladimir Putin là chính trị gia giàu nhất thế giới vào thời điểm hiện tại.
Trên thế giới, có hàng trăm chính trị gia đang tham gia vào công việc điều hành đất nước. Nhiều chính trị gia còn là những nhà đầu tư tài ba với số tài sản lên đến hàng tỷ USD và trở thành những chính khách giàu có nhất thế giới.

Dưới đây là thống kê 10 chính trị gia giàu có nhất thế giới năm 2012:

1. Vladimir Putin, Tân tổng thống Nga

Tài sản: 40 tỷ USD

Vladimir Putin vừa trúng cử Tổng thống. Đây là lần thứ 3, người đàn ông quyền lực nhất của nước Nga giữ chức vụ lãnh đạo tối cao của đất nước.

Ông Putin là chính trị gia giàu thế giới nhờ kiếm tiền từ đâu?

Giới đầu tư loan tin rằng, ông có đầu tư vào công ty năng lượng Gazprom, Surgutneftegaz và Gunvor (một công ty dầu mỏ) với số tiền lên tới 40 tỷ USD.

Năm 2007, ông được Time bình chọn là nhân vật của năm.

2. Mohammed Bin Rashis Al Maktoum, Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng UAE

Tài sản: 18 tỷ USD

Hầu hết số tiền mà ông có xuất phát từ cổphần ở DubaiHolding và các khoản đầu tư từ cơ quan đầu tư Abu Dhabi.

Ông Putin là chính trị gia giàu thế giới nhờ kiếm tiền từ đâu?

Vị tiểu vương này có sở thích đua ngựa và gần đây ông chi hàng trăm triệu USD để mua đế chế đua ngựa lớn nhất Australia. Ngoài ra, người đứng đầu hoàng gia Dubai còn đặc biệt ưa thích những du thuyền đồ sộ. Hiện, ông sở hữu chiếc du thuyền Dubai, dài 162mvà vào thời điểm hạ thuỷ, nó là du thuyền lớn nhất thế giới.

Dư luận cũng từng xôn xao rằng, sau khi biết du thuyền Eclipse của tỷ phú Roman Abramovich dài hơn du thuyền của mình vài cm, Tiểu vương Mohammed đã yêu cầu nhà thiết kế kéo dài du thuyền của ông thêm vài mét.

3. Savitri Jindal, thành viên của Hội đồng Lập pháp bang Haryana, Ấn Độ

Tài sản: 13,2 tỷ USD

Năm 2011, bà Jindal trở thành một trong những phụ nữ giàu có nhất tại Ấn Độ. Bà hiện giữ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị của công ty OP Jindal – Tập đoàn kinh doanh thép và năng lượng do con trai bà đang nắm quyền quản lý.

Ông Putin là chính trị gia giàu thế giới nhờ kiếm tiền từ đâu?

4. Vua Bhumibol Adulyadej, Thái Lan

Tài sản: 35 tỷ USD

Bhumibol Adulyadej sinh ngày 5/12/1927. Ông lên ngôi từ năm 1946 và là vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế giới và vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan.

Ông Putin là chính trị gia giàu thế giới nhờ kiếm tiền từ đâu?

Số tài sản 35 tỷ USD của Bhumibol Adulyadej có được là nhờ đầu tư vào các dự án bất động sản cũng như tiền kiếm được từ việc viết sách.

5. Abdullah Bin Abdul Aziz, Quốc vương Saudi Arabia

Tài sản: 21 tỷ USD

Quốc vương Abdullah trị vì đất nước hiện đang kiểm soát khoảng 20% dự trữ dầu của thế giới. Ông trở thành quốc vương của Saudi Arabia vào năm 2005.

Quốc vương Abdullah cũng làm Thủ tướng và Tư lệnh Quốc vệ của Saudi Arabia. Ông là Chủ tịch Hội đồng Kinh tế tối cao, Chủ tịch Cao uỷ dầu mỏ và khoáng sản, Chủ tịch Trung tâm đối thoại quốc gia vua Abdulaziz, Chủ tịch Hội đồng công vụ và người đứng đầu Hội đồng Quân vụ.

Ông Putin là chính trị gia giàu thế giới nhờ kiếm tiền từ đâu?

Từ khi lên nắm quyền tới nay, ông luôn tập trung vào phát triển các thành phố để giúp tăng trưởng kinh tế, ông đồng thời lập ra một số dự án phúc lợi xã hội cũng như 2 trường đại học lớn, trong đó có 1 trường chỉ dành cho nữ.

6. Hassanal Bolkiah, Quốc vương Brunei

Tài sản: 20 tỉ USD

Hassanal Bolkiah sinh năm 1946 là đương kim Quốc vương, Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính của Brunei. Hassanal Bolkiah là Quốc vương thứ 29 của đất nước Brunei.

Năm 1961, ông được phong làm Thái tử. Năm 1966, ngài sang Anh học tại Trường Sĩ quan Lục quân Hoàng gia Sandhurst. Năm 1967, ông về nước và kế vị phụ vương. Năm 1984, Brunei độc lập, ông kiêm giữ chức Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Tài chính.

Ông Putin là chính trị gia giàu thế giới nhờ kiếm tiền từ đâu?

Tài sản của Hassanal Bolkiah chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp khí và kinh doanh dầu mỏ. Ông là người sở hữu bộ sưu tập xe hơi khủng, khoảng 7.000 chiếc. Istana Nurul Iman là một trong những dinh thự lớn nhất thế giới.

7. Sonia Gandhi, Chủ tịch Đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ

Tài sản: 19 tỷ USD

Sonia Gandhi sinh năm 1946 tại Ý. Bà là Chủ tịch Đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ (Đảng Quốc Đại) và là goá phụ cựu Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi Bà từng là Chủ tịch Liên minh Tiến bộ Thống nhất kiểm soát Hạ viện (Lok Sabha) cho đến khi từ chức vào ngày 23 tháng 3 năm 2006.

Ông Putin là chính trị gia giàu thế giới nhờ kiếm tiền từ đâu?

Hai năm liền bà được tạp chí Forbes uy tín vinh danh là một trong những phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Năm 2006, Sonia Gandhi đứng ở vị trí thứ 13 trên tổng số 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới.

8. Khalifa Bin Zayed Al Nahyan,Tổng thống UAE

Tài sản: 18 tỷ USD

Khalifa bin Zayed al-Nahyan, 63 tuổi, đã giữ chức Tổng thống UAE hai nhiệm kỳ.

Đồng thời, ông còn điều hành cơ quan đầu tư của Abu Dhabi – quỹ thịnh vượng lớn nhất thế giới. Theo Forbes, ông kiểm soát dự trữ dầu khoảng 98,7 tỷ thùng.

Ông Putin là chính trị gia giàu thế giới nhờ kiếm tiền từ đâu?

9. Michael Bloomberg, Thị trưởng New York

Tài sản: 18,1 tỷ USD

Ông Bloomberg là người sáng lập kiêm ông chủ của hãng tin tài chính Bloomberg LP hiện đang có hơn 300 nghìn thuê bao trên khắp thế giới. Ông tốt nghiệp thạc sỹ quản trị kinh doanh tại đại học Harvard và hiện đảm nhiệm chức vụ thị trường New York nhiệm kỳ thứ 3.

Ông Putin là chính trị gia giàu thế giới nhờ kiếm tiền từ đâu?

10. Zong Qinghou, Thành viên Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc

Tài sản: 10,8 tỷ USD

Ông Zong là Chủ tịch và CEO của đế chế giải khát Wahaha Group. CNN Money mới đây coi ông Zong là 1 trong 15 thương gia có ảnh hưởng nhiều nhất ở Trung Quốc.

Ông Putin là chính trị gia giàu thế giới nhờ kiếm tiền từ đâu?
Theo Ngọc Thuỳ
Gizmocrazed, Gettoptens/Đất Việt
Theo tintuc.xalo.vn

Sunday, March 4, 2012

Vi sao co chuyen no tien ban ca

Năm 2012, ngành nông nghiệp Việt Nam đề ra mục tiêu đưa sản lượng cá tra đạt từ 1,2-1,5 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu 1,85-2 tỉ đô la Mỹ.
Để đạt được mục tiêu này, toàn vùng ĐBSCL - vùng trọng điểm nuôi cá tra xuất khẩu của cả nước, cần khoảng 2,6 tỉ con cá tra giống các loại, thả nuôi trên diện tích 5.500-6.000 héc ta. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với ngành cá tra vẫn là vốn - và từ đó là chuyện doanh nghiệp thiếu nợ tiền cá của nông dân.
Vì sao có chuyện nợ tiền bán cá?
Nông dân xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp cho cá tra ăn. Ảnh: Trung Chánh.

Ngân hàng chê, doanh nghiệp bí

Ông Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thuỷ sản Hùng Vương, cho biết: "Để đạt được mục tiêu về sản lượng 1,2-1,5 triệu tấn, thì cần phải có nguồn vốn đầu tư sản xuất là 26.000 tỉ đồng. Thế nhưng hiện nay, ngân hàng lại cho vay không đáng kể, gây ảnh hưởng lớn đến mục tiêu này".

Ngân hàng cho vay nhỏ giọt đã ảnh hưởng lớn đến kế hoạch mở rộng diện tích, xây dựng vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra. Ông Nguyễn Hữu Nguyên, thành viên Hiệp hội Thuỷ sản An Giang (AFA), cũng là người nuôi cá lâu năm tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, nói: "Trước đây, đồng vốn của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra chính là ở người nuôi cá, bởi vì nông dân đầu tư ao nuôi cá đến khi xuất bán thì doanh nghiệp chỉ việc đến mua cá (mua nợ - PV) mang về chế biến xuất khẩu, sau khi được thanh toán mới trả tiền mua cá cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, ngành sản xuất cá tra liên tục vấp phải rất nhiều khó khăn, đẩy người nuôi rơi vào cảnh lỗ lã buộc phải treo ao. Chính vì vậy, bây giờ doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra muốn phát triển nhất thiết phải tự đầu tư vùng nguyên liệu, cần một số vốn rất lớn nhưng ngân hàng lại không mặn mà với ngành hàng đầy rủi ro này".

Ông Nguyên cho biết: "Thực tế, tại cuộc họp về sản xuất và tiêu thụ cá tra vừa được tổ chức tại Cần Thơ, không một ngân hàng nào mặn mà với ngành sản xuất chế biến và xuất khẩu cá tra". Cũng trong cuộc họp này, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định, năm 2012 sẽ tăng vốn cho vay thêm 25% so với năm ngoái để phục vụ nhu cầu vay vốn sản xuất của các doanh nghiệp và người dân. Thế nhưng, ông Dương Ngọc Minh cho rằng, con số này vẫn không thấm vào đâu so với nhu cầu vay thực tế hiện nay.

Ông Nguyên nói: "Một hầm cá 5 công đất (5.000 mét vuông) có thể nuôi 200 tấn cá nguyên liệu, cần vốn đầu tư là 4 tỉ đồng. Thế nhưng, 5 công đất này ngân hàng chỉ cho vay tối đa là 200 triệu đồng, nếu cho vay 1 tỉ (cũng chưa đủ đầu tư) thì trên mức thế chấp ngân hàng, sẽ không được vay. Đương nhiên việc mở rộng vùng nguyên liệu của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra vẫn bí lối ra".

Nông dân gánh rủi ro

Ngân hàng không cho vay, doanh nghiệp không có vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu nên vẫn phải mua cá nguyên liệu của nông dân thiếu nợ, một khi xuất khẩu gặp khó khăn, thua lỗ sẽ dễ dẫn đến tình trạng nợ tiền nông dân kéo dài.

Đầu tháng 12 năm ngoái, giới nuôi cá tra tại thành phố Cần Thơ không ngớt bàn tán chuyện Công ty cổ phần Thuỷ sản Bình An bị hai hộ nuôi cá tra kiện ra toà đòi hơn 20 tỉ đồng tiền bán cá cho công ty này vào tháng 5 và 7 năm ngoái. Trước đó, vào cuối tháng 3-2011, hàng chục hộ dân ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ cũng gửi đơn tới cơ quan công an tỉnh Sóc Trăng nhờ giúp đỡ vì họ đã bán cá tra cho một doanh nghiệp tư nhân Sóc Trăng theo hình thức thanh toán là "mua trước, trả sau", nhưng sau một thời gian dài doanh nghiệp này vẫn không trả tiền.

"Năm 2012 được dự báo sẽ là một năm đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra", ông Nguyên cho biết. Trong khi đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) dự báo, năm 2012, cả nước sẽ có khoảng 20% doanh nghiệp ngành thuỷ sản phải đóng cửa, ngưng hoạt động vì những bất ổn của thị trường.

Ông Nguyễn Minh Điền, một hộ nuôi cá tra tại ấp Bắc Trang, xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp, cho biết khi giao dịch mua bán với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, họ thường đưa ra điều kiện giao cá trước, sau đó mới thanh toán tiền. Thời hạn giao, nhận tiền tuỳ thuộc từng thời điểm, có khi là 15, 20 ngày hoặc một tháng tuỳ doanh nghiệp.

Bà con nuôi cá tra tại huyện Châu Phú (An Giang), cho biết khi bán thiếu, doanh nghiệp sẽ mua cá nguyên liệu với giá cao hơn so với hình thức thanh toán tiền mặt. Ông Năm Tách (Trần Văn Tách, xã Phú Bình, huyện Châu Phú), nói: "Nếu giá cá tra nguyên liệu trên thị trường là 26.000 đồng/ki lô gam, thì khi doanh nghiệp mua thiếu sẽ có giá cao hơn một chút, khoảng 26.200-26.300 đồng/ki lô gam".

Tuy nhiên, ông Nguyên ở AFA cho rằng, khi bán chịu, trên danh nghĩa là giá cao hơn, nhưng thực tế lại không cao hơn, thậm chí còn thấp hơn so với bán lấy tiền ngay vì trong thời gian chờ doanh nghiệp thanh toán, bà con nuôi cá là người phải chịu chi phí phát sinh như trả lãi vay ngân hàng, và nhất là đối diện với rủi ro như doanh nghiệp để nợ kéo dài, thậm chí quỵt nợ.

"Vì vậy, bà con nuôi cá tra cần phải thay đổi hình thức mua bán để tránh rủi ro, giữ quyền chủ động hơn", ông Nguyên khẳng định.
Theo Trung Chánh
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Theo tintuc.xalo.vn