Như VnEconomy đã đưa tin, ngày 10/5 vừa qua, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị quyết số 13/NQ - CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.
Tại đây, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định ban hành một số chính sách ưu đãi thuế với tổ chức cá nhân.
Ngày 16/5, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo Quốc hội ban hành nghị quyết bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.
Cụ thể, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp được xếp hạng 1, hàng đặc biệt thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty) và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội.
Đồng thời, miễn thuế khoán giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện giữ ổn định mức giá cho thuê phòng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2011.
Tuy nhiên, theo nguồn tin của VnEconomy, tại phiên họp toàn thể sáng nay (17/5) của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, 100% thành viên dự họp đồng ý với đề xuất giảm thuế, nhưng đều không đồng ý với đề xuất miễn thuế.
Một trong những lý do là vào tháng 8/2011, theo đề xuất của Chính phủ, Quốc hội cũng đã ban hành nghị quyết số 08/2011/QH13 bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân.
Theo đó, Quốc hội đồng ý giảm 50% mức thuế khoán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp từ quý 3 năm 2011 đến hết năm 2011 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho công nhân, sinh viên, học sinh thuê; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ cá nhân tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện giữ ổn định mức giá như cuối năm 2010.
Tuy nhiên, theo một số ý kiến, đến nay kết quả thực hiện chủ trương này chưa được đánh giá đầy đủ để làm cơ sở cho đề xuất tiếp theo. Hơn nữa, cũng rất khó để có thể xác định được điều kiện đi kèm là "giữ ổn định mức giá cho thuê phòng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2011".
Ở báo cáo sơ kết việc thực hiện nghị quyết số 08 của Quốc hội, Chính phủ cho biết tổng số thuế VAT đã giảm cho các đối tượng được nêu ở nghị quyết, theo báo cáo ban đầu là 3 tỷ đồng cho khoảng 100 doanh nghiệp, khoảng 7 tỷ đồng cho 25.000 hộ và cá nhân kinh doanh nhà trọ, suất ăn ca cho công nhân.
Với ưu đãi giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cung ứng suất ăn ca cho công nhân có khoảng 150 doanh nghiệp được giảm với tổng số tiền khoảng gần 2 tỷ đồng.
Nghị quyết cũng đã thông qua tờ trinh về phát hành chứng khoán riêng lẻ cho cổ đông chiến lược với số cổ phần chào bán là 42.249.940 cổ phần với giá chào bán là 6.000 đồng/cp. Vốn thu được từ đợt chào bán sẽ được bổ sung vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ phải gánh thêm sức ép với giá điện, như với giá xăng, dầu.
|
Bộ Công Thương muốn trao nhiều quyền quyết giá điện hơn cho EVN. Ảnh: C.H |
Giá điện trong dự thảo Luật Giá
Trong dự thảo Luật Giá, "giá điện bán lẻ bình quân" hiện nằm trong danh sách các loại hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định mức giá cụ thể. Còn Khoản 2, Điều 22 dự thảo này ghi rõ: "Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế quản lý và điều chỉnh giá bán lẻ điện".
Đây có lẽ chính là 2 nội dung Bộ Công Thương muốn nhắm đến trong đề xuất chỉnh, sửa một số nội dung trong dự thảo Luật Giá gửi lên Thủ tướng. Cụ thể, Bộ Công Thương kiến nghị, nhà nước chỉ nên kiểm soát đối với khung giá phát, bán buôn, truyền tải, phân phối, phí dịch vụ điều độ hệ thống điện, phí dịch vụ điều hành giao dịch thị trường điện lực và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện. Quy định Thủ tướng phê duyệt giá bán lẻ điện bình quân sẽ không còn phù hợp và không khả thi trong thời gian tới.
Hiện nay, giá bán lẻ điện bình quân vẫn do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Quyết định 24/2011. Cụ thể, trường hợp các nhân tố đầu vào cơ bản thay đổi làm giá điện tăng trên 5%, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) phải báo cáo Bộ Công Thương và gửi Bộ Tài chính để thẩm định. Sau khi Bộ Tài chính thẩm định và gửi ý kiến thẩm định đến Bộ Công Thương, Bộ này có trách nhiệm tổng hợp, trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt. Cũng theo Quyết định 24/2011, EVN được trao quyền quyết định điều chỉnh giá điện ở mức tối đa 5%, sau khi đăng ký và được Bộ Công Thương chấp thuận. Thực tế, EVN đã áp dụng điều khoản này trong quyết định tăng giá điện tháng 12/2011. Khi đó, EVN đã tăng giá điện bình quân từ 1.242 đồng/kWh lên 1.304 đồng/kWh. Với mức tăng gần 5%, EVN chỉ cần thông báo với cơ quan chức năng mà không cần Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đề xuất của Bộ Công Thương, nếu được chấp thuận, cơ chế thị trường của giá điện có thể sẽ được áp dụng tương tự với giá xăng, dầu hiện nay theo Nghị định 84. Doanh nghiệp được tự quyết định giá bán, liên Bộ Công Thương – Tài chính giữ vai trò kiểm tra, giám sát việc thực thi.
Phải sửa Luật Điện lực?
Đề xuất này của Bộ Công Thương, nếu được chấp thuận sửa đổi và khi Luật Giá có hiệu lực thi hành (dự kiến là từ 1/1/2013) thì có khả năng sẽ phải sửa đổi cả Luật Điện lực. Tại Luật Điện lực, Điều 31 "Giá điện và các loại phí", Khoản 1 quy định: "Biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cơ quan điều tiết điện lực giúp Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương - PV) xây dựng biểu giá bán lẻ điện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt".
Trong văn bản đề xuất của mình, Bộ Công Thương dường như muốn hiểu cụm từ "biểu giá bán lẻ điện", không đồng nhất với việc "trực tiếp định giá". Văn bản nêu: "Về giá điện, Luật Điện lực hiện hành cho phép Nhà nước chỉ giám sát giá (phê duyệt khung giá hay biểu giá), chứ không trực tiếp định giá. Việc định giá bán lẻ điện bình quân mà Nhà nước đang áp dụng chỉ phù hợp trong giai đoạn hiện tại khi tập đoàn Điện lực (EVN) còn độc quyền mua và bán lẻ điện". Tuy nhiên, cách hiểu này, nếu được chấp thuận, thì đương nhiên phải thừa nhận các quyết định về cơ chế giá điện hiện hành là vi phạm Luật Điện lực, chẳng hạn, Quyết định 24/2011 nêu trên, quy định thẩm quyền phê duyệt giá bán điện của Thủ tướng trong trường hợp giá bán lẻ điện điều chỉnh trên 5%. Luật Điện lực là một trong các căn cứ để Thủ tướng ra Quyết định 24/2011.
Bộ Công Thương cũng cho rằng, dự thảo Luật Giá cần tính đến việc chỉ còn 8 năm nữa, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sẽ hoạt động, khi cấu trúc thị trường thay đổi, các quy định về giá điện cũng phải thay đổi theo. Thế nhưng, Luật Giá nếu được thông qua, dự kiến sẽ có hiệu lực từ 1/1/2013, trong khi đó phải còn rất lâu chúng ta mới có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh đích thực. Theo lộ trình phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Quyết định 26/2006 của Thủ tướng, thị trường điện lực tại Việt Nam được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ: Cấp độ 1 (2005 - 2014): Thị trường phát điện cạnh tranh. Cấp độ 2 (2015 - 2022): Thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Cấp độ 3 (từ sau 2022): Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Như vậy nếu lộ trình này được tuân thủ thì phải đến 2022 chúng ta mới có thị trường "bán lẻ điện cạnh tranh", điều này cũng đồng nghĩa với việc đến năm 2022 EVN mới hết "độc quyền mua và bán điện".
Các chuyên gia kinh tế có uy tín trong và ngoài nước đã không ít lần lên tiếng, đề xuất một cơ chế định giá quốc gia cho các sản phẩm thiết yếu còn yếu tố độc quyền như điện, xăng dầu, nước… Thay vì lắng nghe nghiêm túc những đề xuất này, các Bộ có trách nhiệm lại tỏ ra sốt sắng trong việc trao quyền định giá các mặt hàng này cho doanh nghiệp.
Đắc Kiên
No comments:
Post a Comment