Saturday, May 19, 2012

Thiet 6.000 ty dong vi o to e

( thegioioto ) Hiệp Hội Các Nhà Sản Xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) hôm qua, 17/5, cho biết, doanh số bán hàng của các thành viên trong VAMA  trong 4 tháng đầu năm đã sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt là trong tháng 4. Với việc sụt giảm doanh số hơn 21.000 xe so với cùng kỳ năm 2011, ngân sách bị thiệt hại khoảng 6.000 tỷ đồng, tương đương 290 triệu USD. Câu chuyện giải quyết bài toán vốn cho doanh nghiệp không còn ý nghĩa nhiều trong ngắn hạn, khi hàng loạt các Công ty bất động sản cho đến thời điểm này các khoản nợ đã đến giai đoạn chuyển sang nhóm 2, có nguy cơ xuất hiện nợ xấu, điển hình như Long Giang Land các khoản nợ ngân hàng đã sang nhóm 2, Ninh Vân Bay có khoảng 130 tỷ đồng nợ Techcombank tại dự án Six Sensen Saigon River xuất hiện nợ xấu,… Bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu và thị trường bất động sản tuột dốc, các dự án phức hợp có kinh phí hàng trăm triệu USD vẫn động thổ, khởi công tại TP HCM. Điểm chung là cuộc đua chỉ góp mặt những đại gia.

Thiệt 6.000 tỷ đồng vì ô tô ế

"Ngành công nghiệp ô tô đang ở trong tình trạng báo động Tồn kho của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô và của các đại lý đang ở mức rất cao làm cho các nhà sản xuất, lắp ráp đang thực hiện các biện pháp nhằm cắt giảm sản xuất..."- ông Laurent Charpenter, Chủ tịch VAMA, cho biết.

Mặc dù từ chối đưa ra con số tồn kho và tình hình sản xuất của các DN trong VAMA cũng như bản thân Cty Ford Việt Nam (ông Laurent Charpenter là Tổng giám đốc Cty Ford Việt Nam) song báo cáo của VAMA cho biết, tình hình sụt giảm trông thấy ngay từ những tháng đầu năm.

Nếu như tháng 12/2011, các thành viên của VAMA đặt doanh số bán hàng kỷ lục 10.936 xe (do tâm lý mua xe "chạy" phí trước 1/1/2012) thì thàng 1/2012, con số này chỉ còn 4.217 xe, tháng 2/2012 nhích lên 6.149 xe, tháng 3/2012 là 7.732 xe và tháng 4 chỉ còn 6.004 xe.

"Nếu lấy doanh số bán xe của tháng 4 làm phép tính cho cả năm 2012 thì con số cả năm là 81.000 xe, thấp hơn cả năm 2007. Trong khi đó, cuộc họp đầu năm của VAMA dự báo doanh số năm nay khoảng 130.000 – 140.000 xe..."- ông Laurent Charpenter nói.

Qua 4 tháng đầu năm, doanh số bán hàng của VAMA đã sụt giảm 21.331 xe so với cùng kỳ năm 2011. Nếu tính trung bình khoảng 500 triệu đồng/xe con thì VAMA dự báo nguồn thu từ thuế của nhà nước sẽ thiệt hại khoảng 6.000 tỷ đồng (khoảng 290 triệu USD), bao gồm thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB, lệ phí trước bạ tính trung bình 15%.

Theo VAMA, mức thu lệ phí trước bạ 15- 20% ở Hà Nội và TP. HCM là mức quá cao, còn phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân mà Bộ GTVT đề xuất cũng ở mức rất cao so với đại bộ phận khách hàng có thể chi trả.

"Đây là điều Chính phủ Việt Nam cần cân nhắc vì đề xuất thu phí sẽ làm ngân sách thất thu một khoản khá lớn so với số phí thu được"- ông Laurent Charpenter cảnh báo.

VAMA cũng dự báo, nều không có đề xuất thu phí thì đến năm 2020 sản lượng ô tô sẽ là 402.000 xe, nhưng với đề xuất thu phí thì con số này chỉ còn 179.000 xe. Điều nay không chỉ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam mà tính dài hơi hơn, ngân sách nhà nước cũng thất thu khoảng 12 tỷ USD.

"Chúng tôi được biết, Bộ Công thương đang soạn thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Vậy đề xuất thu phí của Bộ GTVT là như thế nào?"- ông Laurent Charpenter tỏ ra nghi ngờ.

Một lãnh dạo của VAMA tham gia cuộc họp cũng tỏ ra ngán ngẩm khi cho biết điều các DN cần nhất là môi trường và chính sách ổn định, rõ ràng, thề nhưng mới mấy tháng đầu năm các DN ô tô đã phải chứng kiến một loạt những bất ổn về chính sách, đầu tiên là tăng lệ phí trước bạ, rồi cấm đỗ xe một loạt tuyến phố, rồi đề xuất thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân...

"Vừa rồi lũ lụt ở Thái Lan, chúng tôi đã nghĩ đây sẽ là cơ hội để Việt Nam thu hút các nhà sản xuất linh kiện, thế nhưng với những bất ồn chính sách như  vậy liệu có nhà đầu tư nào dám mạo hiểm..."- vị lãnh đạo này nói.

Trước đó, hôm 3/5, VAMA có văn bản kêu lên Văn phòng Chính Phủ và Văn phòng Quốc hội, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương đề nghị các cơ quan này huỷ bỏ phí hạn chế phương tiện cá nhân đang đề xuất; giảm lệ phí trước bạ xuống 5% áp dụng đồng đều trên cả nước; giảm thuế GTGT, TTĐB, TNDN để thúc đầy tiêu dùng.

"Chỉ cần thực hiện ngay 2 đề xuất đầu, thị trường ô tô sẽ lấy lại mức tăng trưởng trung bình 5- 10%, tăng thu ngân sách, từ đó có nguồn hạ tầng để xây dựng đường xá, cơ sở hạ tầng..."- ông  Laurent Charpenter quả quyết. Vị chủ tịch VAMA cũng lưu ý thời gian không còn nhiều vì đến năm 2018 Việt Nam phải thực hiện cam kết APTA đầy đủ, thuế nhận khẩu ô tô sẽ là 0%...

Theo PLVN

Về đầu trang

Bài viết Thiệt 6.000 tỷ đồng vì ô tô ế được máy tìm kiếm Xa Lộ tự động quét trên mạng. Nếu thấy có nội dung xấu, xin bạn vui lòng gửi thư điện tử cho chúng tôi , bao gồm tên bài viết Thiet 6.000 ty dong vi o to e ở dạng tiếng Việt không dấu, hoặc Thiệt 6.000 tỷ đồng vì ô tô ế ở dạng có dấu.

Từ khóa: ô tô , đề xuất , doanh số , sụt giảm , việt nam , thu phí , ngân sách , laurent charpenter , nhà sản xuất , trước bạ
Các chủ đề khác
Tổ chức
Bộ Công thương , Bộ Tài chính , Ford , Văn phòng Chính phủ , Văn phòng Quốc hội
Địa danh
Thái Lan
Danh từ riêng
chiến lược phát triển , công nghiệp ô tô , phương tiện cá nhân , sản lượng , thuế nhập khẩu

Giá bán của Ford C-MAX hybrid 2013 rẻ hơn đối thủ Toyota Prius V

( thegioioto ) Không chỉ tiết kiệm nhiên liệu, phiên bản Ford C-MAX hybrid 2013 còn có giá bán rẻ hơn đối thủ Toyota Prius V là 500 USD. Theo đó, giá bán của Ford C-MAX hybrid 2013 bắt đầu là 25.995 USD.

Doanh số thấp, Lexus ngừng sản xuất xe HS 250h
Lexus thu hồi xe GS F Sport sedan 2013 do lỗi ở hệ thống lái
Kiều nữ mời gọi bên "mãnh thú" Ducati 1199 Panigale
Lexus lặng lẽ "khai tử" HS 250h
Ferrari 458 Spider Monaco Edition - Bản độ đặc biệt
Thiệt 6.000 tỷ đồng vì ô tô ế
BMW 320i về Việt Nam giá 1,4 tỷ
Sốc với cảnh bốn đứa trẻ ngồi trong cốp xe trên đường cao tốc
Sự kết hợp kỳ diệu giữa mỹ nhân và xế hộp
Audi Q3 chính hãng đã có mặt tại Việt Nam
GIỚI THIỆU VỀ XA LỘ
  • Giới thiệu
  • Đăng ký trang web của bạn
  • Đăng quảng cáo
  • Tuyển dụng
  • Góp ý
  • Liên hệ
ĐIỀU KHOẢN NGƯỜI DÙNG
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Bảo vệ riêng tư
DỊCH VỤ XA LỘ
  • Tìm kiếm
  • Nhạc
  • Tin tức
  • Từ điển
XA LỘ NETWORK
  • Xalo.vn
  • Ringme.vn
  • Zon.vn

Can ho dien tich nho len ngoi

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hiện nay đều bày tỏ quan điểm không dám vay ngân hàng để triển khai tiếp dự án, hoặc không được phép vay do quy định đã "đụng" phải các tiêu chí của ngân hàng. Có vay được để triển khai dự án cũng có phần "lưỡng lự" do một phần vì lãi suất còn cao, một phần do đầu ra không có.

Vì thế, nhắc đến vấn đề của bất động sản hiện nay, nhiều chuyên gia đánh giá tính thanh khoản của thị trường quá yếu khiến lượng hàng tồn tăng lên rất nhiều, doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhằm hỗ trợ, gỡ khó cho bất động sản, gần đây NHNN đã có một loạt chính sách tín dụng nhằm tác động đến tâm lý người mua, và hỗ trợ thanh khoản cho thị trường, giải quyết đầu ra như hạ trần lãi suất xuống 12%, áp dụng các gói cho vay bất động sản,…Chính phủ thông qua gói 29.000 tỷ đồng hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp, và gói 64.000 tỷ đồng giãn nộp tiền sử dụng đất 12 tháng cho doanh nghiệp khó khăn về tài chính và đồng thời giảm 50% tiền thuê đất trong năm 2012.

Tuy nhiên, những gói hỗ trợ này hiện nay mới chỉ làm "an lòng" các doanh nghiệp, và hỗ trợ một phần khó khăn, chưa vực dậy được thị trường. Đó mới là "liều thuốc" nhằm ổn định tâm lý, và phát triển thị trường trong dài hạn.

Giảm giá chưa cải thiện được tính thanh khoản

Thời gian qua, mặc dù trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều "chiêu thức" của các chủ bất động sản nhằm lôi kéo, kích cầu người mua như chiết khấu, giảm giá, tặng quà giá trị lớn,….tuy nhiên, những động thái đó cũng mới dừng lại ở một số ít dự án, còn đa số nhiều dự án đã dừng lại hoàn toàn.

Cho đến nay, sau hơn một năm ghi nhận sự tăng "nóng" của thị trường thì bất động sản tại Hà Nội đã giảm giá khá nhiều kể cả đất ở cho tới căn hộ chung cư. Chẳng hạn như khu vực phía Tây, đất thổ cư giảm từ 20%-30%, đất dự án giảm trên 40% có dự án giảm sâu khoảng 50%, căn hộ từ phân khúc trung và cao cấp giảm xung quanh khoảng 10 triệu đồng/m2. Điển hình như khu vực Hà Đông, căn hộ Dương Nội, Văn Khê, The Pride có mức giảm trên thị trường thứ cấp khoảng 7 triệu đồng/m2 tương đương khoảng 30%.

Nhiều nhà đầu tư thứ cấp, do chôn vốn khá lâu ở những dự án cao cấp, trong thời gian gần đây do sức ép về tài chính nên liên tục phải chào bán phá giá nhằm thu hồi vốn. Một số dự án khu vực phát triển mới của quận Cầu Giấy, Thanh Xuân thường các nhà đầu tư này chào bán cắt lỗ mỗi căn hộ khoảng từ 500 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng/căn tùy thuộc vào mỗi dự án và từng căn hộ, so với giá gốc từ chủ đầu tư bán trước đây. Giá trị các căn hộ cao cấp này trước đây thường ở mức 4 – 6 tỷ đồng/căn, tuy nhiên,với mức bán lỗ của nhà đầu tư thứ cấp, giá trị hiện nay dao động khoảng từ 3-5 tỷ đồng/căn.

Tuy vậy, một thực tế rất rõ của thị trường là gần như các căn hộ cao cấp được chào bán với giá liên tục hạ nhưng rất ít người mua, do một là dân đầu cơ thì đã tháo chạy khỏi thị trường, hai là, người mua thực thì rất ít do khả năng chi trả.

Căn hộ diện tích nhỏ: Điểm sáng duy nhất của thị trường

Phân khúc căn hộ cao cấp gần như "mắc cạn" trên thị trường thì với căn hộ loại diện tích nhỏ ở phân khúc bình dân, trung bình lại thu hút được người mua để ở thực, hay một số loại căn hộ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng có giá trị dao động xung quanh 2 tỷ đồng/căn ở khu vực có hạ tầng hoàn thiện như trung hòa nhân chính, văn khê, Hà Đông,…

Một trong số ít những hiện tượng bán được hàng trong thời gian qua phải kể tới loại căn hộ diện tích nhỏ ở Xa La dao động từ 31m2 đến 50m2 có giá trị khoảng 450 triệu đồng đến 750 triệu đồng/căn. Hay một số dự án dọc đường Lê Văn Lương kéo dài (điểm đầu Khuất Duy Tiến) như C14, VOV, CT3 Trung Văn…giá trị giao dịch xung quanh 1,5 – 2 tỷ đồng/căn.

Mới đây, một không khí đầu tư bất động sản cũng lại xuất hiện tại dự án FPT City Đà Nẵng, khác với phân khúc bất động sản được giới đầu tư ưa thích như đất nền, biệt thự nghỉ dưỡng,…thì loại bất động sản thu hút ở đây lại là căn hộ diện tích nhỏ 25m2 của FPT.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại buổi lễ công bố dự án, đã có khá đông khách hàng quan tâm và đến tìm hiểu đặt mua căn hộ. Thông tin từ phía đơn vị trực tiếp nhận đặt mua là CEN Group, tính đến cuối buổi sáng ngày chính thức nhận đặt mua căn hộ 12/5, đã có 50 khách hàng đăng ký mua.

Theo giá bán căn hộ niêm yết của Sàn BĐS Cen group, căn hộ đơn 25m2 có giá khoảng 438 triệu đồng/căn (tương đương 17,5 triệu đồng/m2), khi đăng ký mua khách hàng đặt cọc 33 triệu đồng và các đợt tiếp theo được giải ngân trong vòng 60 tháng (các tháng được giải ngân từ 5,2 triệu đồng tháng đầu tiên và số tiền tăng dần theo thời gian từng tháng cho đến tháng kết thúc của đợt giải ngân là 10,5 triệu đồng, dự kiến tháng 5/2017).

Phạm An

Theo TTVN


5 tháng đầu năm, TP HCM chứng kiến không ít dự án có vốn đầu tư lớn được động thổ, khởi công. Đây là xu hướng ngược dòng trong bối cảnh thị trường địa ốc đang án binh bất động vì khát vốn và mãi lực cực thấp.

Ngày 27/4 Tập đoàn Bitexco đã động thổ Tòa tháp The One 55 tầng, tổng vốn đầu tư ước tính 500 triệu USD. Dự án gồm hai tòa tháp cao 48 và 55 tầng có hướng nhìn ra chợ Bến Thành, dự kiến hoàn thành năm 2015. Hai cao ốc có chức năng: khách sạn 6 sao, văn phòng cho thuê hạng A+, trung tâm thương mại và căn hộ dịch vụ cho thuê ngay trên khu đất vàng TP HCM.

Với tình hình tòa tháp phức hợp Bitexco Financial Tower của tập đoàn vẫn chưa đạt công suất cao, việc doanh nghiệp tiếp tục rót vốn vào dự án The One gây bất ngờ cho giới đầu tư bất động sản.

Tuy nhiên, lãnh đạo tập đoàn Bitexco cho biết, dù gặp phải một số khó khăn nhất định về mặt tài chính, vòng đàm phán cuối cùng với các nhà đầu tư đã hoàn thành. Ông tin rằng đến năm 2015, khi công trình hoàn thành thì nền kinh tế và thị trường bất động sản sẽ khởi sắc trở lại. Chủ tịch Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) Phạm Huy Hùng công bố, giai đoạn 1, Vietinbank tài trợ 70 triệu USD cho dự án này.

Tòa tháp đôi The One tại quận 1, hướng ra chợ Bến Thành có tổng vốn đầu tư 500 triệu USD.

Hôm 16/3, Công ty Đầu tư phát triển Saigon Co.op (SCID) và Công ty TNHH đầu tư Mapletree (thuộc tập đoàn Temasek, Singapore) khởi công Trung tâm thương mại SC VivoCity tại quận 7. Dự kiến hoàn thành quý 1/2014, SC VivoCity là dự án thành phần của khu phức hợp Saigon South Place 4,4 ha với tổng vốn đầu tư 360 triệu USD. Dự án hướng đến khách hàng tiềm năng là các tập đoàn đa quốc gia và cộng đồng người nước ngoài tại khu Nam TP HCM.

Góp mặt trong cuộc đua xây các khu phức hợp không chỉ có ông lớn trong ngành bất động sản là Bitexco hay đại gia ngành bán lẻ Saigon Co.op và Mapletree mà còn có gương mặt mới.

Cuối tháng 2, Công ty Sửa chữa máy bay A41 (thuộc Bộ Quốc phòng) và Công ty Địa ốc Kinh Đô đã khởi công khu phức hợp Cộng Hòa Garden tại quận Tân Bình. Dự án có tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 130.000 m2. Trong đó, có 970 căn hộ thương mại và dịch vụ cho thuê, 15.000 m2 văn phòng và gần 12.000 m2 mặt bằng bán lẻ.

Phối cảnh dự án Trung tâm thương mại SC VivoCity tại quận 7 có vốn đầu tư 100 triệu USD.

Trưởng phòng nghiên cứu Công ty Savills Trương An Dương nhận xét, mặc dù các dự án có vốn đầu tư lớn nhưng đều do những doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính thực hiện nên bài toán về vốn không đáng ngại. Vị trí của các dự án đều đắc địa, sẽ đi vào hoạt động 3-5 năm tới nên có thể xem đây là sự chuẩn bị tốt nguồn cung để đón điểm rơi trong tương lai.

Theo ông Dương, vòng đời của một dự án bất động sản trung bình 50-100 năm. Nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn sẽ không vì khủng hoảng nhất thời mà lùi bước. "Trong tuổi đời trăm năm, dự án phải chấp nhận chu kỳ thăng trầm của nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng", ông phân tích.

Chuyên gia này cũng cho rằng, hiện bất động sản chỉ xấu ở phân khúc căn hộ. Văn phòng cho thuê đã vượt qua giai đoạn giảm giá mạnh và bắt đầu ổn định hơn so với thời kỳ giá thuê lao dốc năm 2009. Mặt bằng bán lẻ và căn hộ dịch vụ cho thuê vẫn còn nhiều cơ hội phát triển so với vị thế trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính của TP HCM trong tương lai.

Tuy nhiên, Tổng giám đốc một công ty bất động sản có thâm niên 10 năm tại TP HCM tiết lộ, nhiều dự án tầm cỡ vẫn phải đi vay nóng với lãi suất cao để triển khai dự án trong thời điểm này. Các chủ đầu tư này đánh cược với kỳ vọng khi thị trường phục hồi thì có ngay sản phẩm để bán, hợp tác hoặc cho thuê dài hạn.

Vị này dự báo thêm, nhiều khả năng các doanh nghiệp trong nước đang phải nhờ đến dòng vốn viện trợ từ nước ngoài để thực hiện dự án trong thời điểm hiện nay. "Cần xem lại ông chủ thật sự của dự án là ai. Với tiềm lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm này xoay ra số vốn hàng trăm triệu USD không phải dễ", ông nói.

Vũ Lê


No comments:

Post a Comment