Monday, May 28, 2012

Thuy dien nho to bi EVN ep gia

SGTT.VN - Bị cắt giảm công suất phát điện thường xuyên, è cổ gánh lãi suất cao, điện chạy ngược sang Trung Quốc… khiến nhiều chủ đầu tư các dự án thủy điện nhỏ và vừa ở Lào Cai và Hà Giang sống dở, chết dở. Theo dự thảo Nghị định về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Bộ Xây dựng trình Chính phủ thì những nhà chung cư xuống cấp và hư hỏng nặng sẽ không được bán. Sau một loạt chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi giảm tới 1-2%/năm được hàng chục ngân hàng thương mại (NHTM) công bố thời gian qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN (BIDV), trưa 5.9 chính thức công bố áp dụng trần lãi suất cho vay VND mới với mức cao nhất không quá 19%/năm dành cho nhóm khách hàng sản xuất. Đây cũng là khoảng lãi suất nằm trong mục tiêu đưa lãi vay VND đối với sản xuất kinh doanh về 17-19%/năm mà lãnh đạo NHNN đặt ra ngay trong tháng 9 này.

Ông Vũ Ngọc Cừ, phó chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai cho biết, hội đã nhận được báo cáo của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy điện đang gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ. Nguyên nhân chính do giá vật tư, nguyên vật liệu, nhân công, lãi suất, tỷ giá ngoại tệ tăng cao so với phương án tài chính ban đầu của các dự án thủy điện. Cụ thể, giá nguyên vật liệu đã tăng khoảng 30%, lãi suất tín dụng từ 13% lên 24%... trong khi đó giá bán điện thấp và giá điện để tính thuế tài nguyên nước còn chưa hợp lý. Hiện tính trung bình giá bán điện của các nhà máy sau một năm hoạt động chỉ ở mức 922 đồng/kWh, trong khi giá điện tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mua của Trung Quốc năm 2011 là 6,08 cent/kWh (1.268 đồng/kWh) chênh lệch 346 đồng/kWh (37%).

Thủy điện Nậm Khóa 3.

Bà Dương Thị Lợi, giám đốc công ty cổ phần Linh Linh, chủ đầu tư nhà máy thủy điện Nậm Khóa 3 (Lào Cai) cho hay, các nhà máy thủy điện nhỏ ở Lào Cai và Hà Giang lâu nay gặp rất nhiều khó khăn, do bị buộc phải giảm công suất phát điện vào giờ cao điểm. "Các doanh nghiệp đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị lên bộ Công thương, cục Điều tiết điện lực, EVN, tổng công ty Điện lực miền Bắc nhưng tình hình không được cải thiện. Họ thậm chí còn không thèm có ý kiến trở lại với chúng tôi", bà Lợi nói. Một số chủ đầu tư nhà máy thủy điện khác cũng cho biết tương tự như vậy.

Song theo tổng công ty Điện lực miền Bắc, đơn vị quản lý việc cấp điện cho 27 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, việc phải cắt giảm công suất các nhà máy do có 12 tỉnh phía Bắc phụ thuộc hoàn toàn vào điện từ nguồn mua của Trung Quốc qua hệ thống 110kV và 220kV. Việc một số nhà máy thủy điện đi vào hoạt động trong thời gian qua giúp cung cấp nguồn cho các địa phương khá tốt. Tuy nhiên do lưới điện cũ nát, chưa có nguồn đầu tư nâng cấp nên mỗi khi các nhà máy đồng loạt phát điện là công suất dư thừa khiến điện chạy ngược sang Trung Quốc và công ty bị phạt.

Về việc nhiều nhà máy thủy điện nhỏ không được mua hết công suất và bị ép giá chỉ bằng 1/2 mức giá EVN bán ra, phó tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri nói về nguyên tắc chủ dự án thủy điện dưới 30MW phải đầu tư lưới điện truyền tải từ nhà máy đấu nối vào lưới. "Tuy nhiên, doanh nghiệp thường dùng "quan hệ" ép các công ty điện lực đầu tư lưới điện 110kV hoặc 220kV đến tận nhà máy của họ. Ở địa phương nhiều khi họ cứ khởi công xây dựng khi chưa ký hợp đồng mua bán điện nhằm tạo sức ép buộc EVN phải mua điện. Khi các nhà máy này cùng bám vào một đường dây của EVN thì sẽ bị quá tải. Việc cắt giảm công suất chỉ kéo dài một hai tiếng/lần/ngày nên thực ra không nhiều. Chúng tôi đề nghị bộ Công thương phải phân công rõ ai là người đầu tư lưới điện truyền tải đó và trách nhiệm thuộc về ai", ông Tri nói.


"Nhà chung cư xuống cấp và hư hỏng nghiêm trọng, có nguy cơ sập đổ sẽ không được bán. Đây là các chung cư đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền kiểm định về chất lượng công trình xây dựng, căn hộ chung cư không khép kín chưa được nhà nước cải tạo lại (trừ trường hợp các hộ thuê đã tự cải tạo trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, đảm bảo việc sử dụng độc lập, tự nguyện và đồng thuận thông qua cam kết bằng văn bản đề nghị được mua)". Đây là một phần nội dung trong dự thảo Nghị định về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Bộ Xây dựng soạn thảo vừa hoàn thành để trình Chính phủ quyết định.

Dự thảo nghị định còn cho biết, những loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được đưa vào danh mục không được bán, gồm: nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên, nhà ở xã hội (trừ trường hợp nhà ở nằm trong khu vực cần di dời theo quy hoạch, không có nhu cầu sử dụng, hoặc chủ sở hữu có nhu cầu bán để tái đầu tư xây dựng).

Cũng nằm trong danh mục không được bán còn có: nhà ở nằm trong khu quy hoạch xây dựng nhà ở công vụ; khu quy hoạch xây dựng công trình trọng điểm của nhà nước; nhà ở đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền để cải tạo, xây dựng lại; nhà không có nguồn gốc là nhà ở, nhưng đang bố trí làm nhà ở và thuộc diện phải xử lý, sắp xếp lại theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; nhà ở có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng làm nhà ở công vụ, công sở, trụ sở làm việc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; nhà ở gắn với di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng.

Cũng theo dự thảo nghị định trên, nhà ở xã hội chỉ được phép bán khi chủ sở hữu có nhu cầu bán để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác, nhưng phải xin ý kiến của Bộ Xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ cho phép


Hiệu ứng lan truyền

BIDV khẳng định, kể từ ngày hôm nay (6.9), lãi suất cho vay sản xuất bằng VND sẽ được giảm về mức không quá 18%/năm đối với khoản vay ngắn hạn và không quá 19%/năm đối với khoản cho vay trung - dài hạn. Riêng các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực thu mua nông thủy sản xuất khẩu, nông nghiệp và các DN nhỏ và vừa có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay 10.000 tỉ đồng, với lãi suất cho vay ưu đãi từ 15% đến 17,5%/năm.

Theo một lãnh đạo của BIDV, các mức lãi suất trên đây được đưa ra trên cơ sở BIDV nhất quán điều hành kiểm soát tăng trưởng tín dụng không quá 19% so cuối năm 2010 và tuân thủ chấp hành các quy định về điều hành tín dụng của NHNN.

Một diễn biến đáng chú ý khác là BIDV không hề đóng cửa đối với tín dụng phi sản xuất. Tuy nhiên, lãi suất cho vay đối với nhóm khách hàng này sẽ ở mức cao. Cụ thể, lãi suất cho vay kinh doanh chứng khoán và bất động sản tối thiểu sẽ là 19,0%/năm đối với khoản vay ngắn hạn và 19,5%/năm đối với khoản vay trung - dài hạn.

Đây là NHTM đầu tiên công bố áp dụng trần lãi suất cho vay VND tối đa đối với nhóm khách hàng sản xuất, theo sau định hướng giảm lãi suất cho vay đối với nhóm này về 17-19%/năm của NHNN. Trước đó, cũng có hàng loạt NHTM công bố các gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất cho vay giảm khoảng 1-2%/năm so với lãi suất cho vay thông thường. Các gói cho vay này hướng đến các nhóm khách hàng sản xuất riêng biệt theo định hướng kinh doanh của mỗi ngân hàng. Trong số này, mới đây nhất SHB công bố kế hoạch dành 2.000 tỉ đồng tài trợ cho vay phát triển nông nghiệp - nông thôn với lãi suất ưu đãi 17-18%/năm. Dù chỉ áp dụng trong thời gian ngắn và đối với một số nhóm nhất định, chương trình của SHB cũng như của các chương trình khách hàng riêng biệt của nhiều NHTM khác được cho là sẽ dần dần kéo giảm lãi suất cho vay sản xuất xuống một mức mới hợp lý hơn.

Vỡ mục tiêu khống chế tín dụng?

Dù nhận được sự chào đón của số đông các khách hàng DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, sản xuất và xuất khẩu, việc lãi vay có xu hướng giảm dấy lên những nghi ngại về khả năng kiềm giữ lạm phát và tăng trưởng tín dụng dưới 20% trong các tháng cuối năm theo. Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ hôm 1.9, Thống đốc NHNN – ông Nguyễn Văn Bình - cho rằng, với các biện pháp của NHNN vừa đưa ra, nhất định trong thời gian tới mặt bằng lãi suất sẽ có chuyển biến tích cực, nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Cụ thể, mặt bằng lãi suất đang và sẽ hạ là theo diễn biến lạm phát đang có xu hướng giảm. Hơn nữa, cung - cầu vốn của nền kinh tế cho thấy nếu cứ để mức lãi suất cao, bản thân NHTM cũng không cho vay ra được. "Như vậy, giảm lãi suất là đòi hỏi của nền kinh tế và hệ thống NHTM" – ông Nguyễn Văn Bình nói. Mặt bằng lãi suất theo đó sẽ có những chuyển biến tích cực trong mặt bằng lãi suất, nhưng vẫn trên bình diện là chống lạm phát.

Trong khi đó, theo số liệu thống kê của NHNN, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay VND trong tháng 8.2011 vẫn tương đối ổn định. Hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục thu hút được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội. Tính đến ngày 19.8, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các TCTD ước tăng 3,04% so với tháng trước (trong đó tiền gửi VND tăng 3,32% và tiền gửi ngoại tệ tăng 1,81%) và tăng 8,44% so với cuối năm trước. Điểm đáng lưu ý là tính đến thời điểm trên, tín dụng đối với nền kinh tế chỉ tăng 8,15%. So với mức tăng trưởng mục tiêu khống chế dưới 20%, dư địa tăng trưởng tín dụng 4 tháng cuối năm là còn rất lớn.

Song theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, đến nay tăng trưởng dư nợ thực tế (tính cả các khoản đầu tư) của hệ thống ngân hàng đã khoảng 11,7%. Như vậy, nếu thực hiện đúng nghị quyết của Chính phủ chỉ tăng dưới 20% (có thể là 18%), tăng trưởng tín dụng tính đến thời điểm hiện nay thực hiện được 70% kế hoạch năm. Với mức tăng này, mức tăng tín dụng những tháng cuối năm sẽ không nhiều như dự đoán và vẫn đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Văn Nguyễn

No comments:

Post a Comment