Saturday, May 26, 2012

Gia thue nha se la 3.400 dongthangm2

(ĐVO) Mức giá 3.400 đồng/tháng/m2 sẽ được áp dụng cho nhà không có thang máy và 5.700 đồng/tháng/m2 cho nhà chung cư có thang máy. - Coi xe máy là "vợ", chàng MC điển trai này đã có một chuyến xuyên Việt cực kỳ lý thú, với những trải nghiệm qua các cung đường dọc chiều dài đất nước. Thời gian gần đây có thông tin Quỹ bảo hiểm thất nghiệp có nguy cơ bị vỡ, tuy nhiên, đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) khẳng định với các quy định về mức đóng, mức hưởng như hiện nay thì quỹ vẫn đảm bảo an toàn với con số kết dư cuối năm 2011 là 11.638 tỉ đồng.

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về Dự thảo Quyết định về việc quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ của Chính phủ.

Cụ thể, văn bản này đề xuất mức giá cho thuê nhà công vụ đối với công chức, nhà chung cư có thang máy, giá thuê sẽ là: 5.700 đ/m2/tháng, trong đó: chi phí quản lý vận hành là 4.000đ/m2/tháng, chi phí bảo trì là 1.700 đ/m2/tháng.

Đối với nhà chung cư không có thang máy và các loại nhà ở khác là: 3.400 đ/m2/tháng, trong đó: chi phí quản lý vận hành là 2.400đ/m2/tháng, chi phí bảo trì là 1.000 đ/m2/tháng.

Đối tượng được thuê nhà ở công vụ bao gồm: cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển công tác từ địa phương về làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) cấp Trung ương ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có phụ cấp chức vụ từ 1,1 trở lên.

Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được điều động, luân chuyển công tác về làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (không phụ thuộc vào chức vụ được giao). Các trường hợp khác sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Giá cho thuê sẽ được xem xét, điều chỉnh 5 năm một lần, trường hợp chi phí quản lý vận hành (giá dịch vụ quản lý vận hành) do UBND cấp tỉnh ban hành có thay đổi thì giá cho thuê nhà ở cũng được điều chỉnh tương ứng.

Đối với các khoản tiền sử dụng dịch vụ như : điện, nước, điện thoại, internet, trông giữ xe và các dịch vụ khác do người thuê trực tiếp chi trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ theo hợp đồng hai Bên ký kết.

Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ thì người thuê có trách nhiệm nộp tiền sử dụng dịch vụ cho đơn vị quản lý vận hành để trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ.

Nếu tiền thuê nhà không đủ chi cho công tác quản lý vận hành, bảo trì nhà ở thì ngân sách nhà nước cấp bổ sung, được dự toán trong kinh phí hàng năm của Bộ Xây dựng.

Người thuê nhà ở có trách nhiệm thanh toán tiền thuê nhà ở trực tiếp cho đơn vị quản lý vận hành hàng tháng theo hợp đồng ký kết.

Trường hợp người thuê nhà ở không trả tiền thuê nhà trong 03 tháng liên tục thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý người thuê nhà biết. Cơ quan quản lý người thuê nhà có trách nhiệm khấu trừ tiền lương của người thuê nhà để trả cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ.

Đang đọc nhiều:

Những đại gia bỗng dưng... bị săm soi vì 'dính' người đẹp Việt (kỳ 2)
Đại gia Hà Tĩnh chi 35 tỷ đồng... tậu Phantom Rồng
Nóng mắt với khối bất động sản đồ sộ 5.000 m2 của 'quan' Hải Dương
Chuyện đời 'lão đại gia' và đại gia đình doanh nhân VN
Dân chơi xe Hà Nội 'rót' hàng trăm triệu đồng... tậu 'xế độp'
Lộ ảnh cưới của ông chủ Facebook Mark Zuckerberg
Tiết lộ 'thú mua vui' kỳ quặc của tỷ phú thế giới
Ảnh độc: Máy bay cá nhân của Hành Tinh Xanh chính thức cất cánh
Những tín hiệu lạ từ bầu Đức
Nỗi đau bị ăn cắp 'cần câu cơm' của các ông chủ Việt Nam
Mục sở thị xe 'siêu chống đạn' từng chở Chủ tịch Hồ Chí Minh

Để lên kế hoạch cho một chuyến đi nghỉ dài ngày, dù bằng phương tiện gì đi nữa, mỗi người cũng đều có một cách riêng, nhưng quan trọng là bạn có "máu" hay không và trong một phút liều lĩnh, tôi đã có cái mà người ta gọi là "máu" đó…

Chỉ với một cuộc điện thoại, …"anh có máu không?"… và tôi đã nhận lời tham gia cùng các anh em khác với hành trình từ Hà Nội vào đến Buôn Ma Thuột và ngược lại. Mọi người đều nghĩ là tôi điên khi lên kế hoạch đi xuyên Việt bằng xe motor trong cái thời tiết khắc nghiệt của đợt nắng nóng nhất đầu mùa hè, nhưng tôi thì khác, để có được cái kế hoạch đó, tôi đã phải bỏ ra khá nhiều công sức sắp xếp một chuỗi công việc và thời gian để lên đường.

Vì công việc nên tôi không thể lên đường cùng anh em từ Hà Nội, và quyết định cuối cùng là chuyển xe vào Đà Nẵng để nhập hội cùng anh em với hành trình lên Tây Nguyên, cái này xét ra cũng đã "máu" lắm rồi, vì tôi là người khá giữ xe, chỉ sợ vận chuyển mà xước mất "vợ"(*) thì tiếc lắm. Cái "máu" tiếp theo là sức khoẻ phải chuẩn bị thật tốt cho 5 ngày chạy xe, hơn nữa đã cả hơn 1 năm, tôi không được chạy xe đi xa, đối diện với 2000km là cả một vấn đề lớn về kỹ thuật chạy xe và tinh thần… Có lẽ tôi đang kể lể hơi nhiều rồi, hãy cùng đến với nội dung chính.

Ngày thứ nhất: Đà Nẵng - Buôn Ma Thuột

Sau buổi diễu hành của các đội Motor để chào mừng Festival pháo hoa quốc tế (dịp lễ 30/4/2012), đội của chúng tôi với 7 thành viên đã sẵn sàng lên đường vào sáng hôm sau. Đội gồm toàn những anh em trẻ hơn tôi, chạy xe thể thao 1000cc, và chỉ lọt ra mỗi tôi, chạy xe có 675cc nên được anh em dặn dò kỹ lắm, từ việc chuẩn bị đồ đạc gì mang theo, nên chạy thế nào đến việc cử người "kèm" tôi trên đường.

Chúng tôi xuất phát từ 9 giờ sáng với hành trình Đà Nẵng - Kon Tum - Buôn Ma Thuột. 7 chiếc xe nối đuôi nhau lên đường và tôi chạy ở vị trí thứ 5. Chạy xe kiểu như chúng tôi đi xa thì tốt nhất là đi một mình và chạy phải có đội hình, từ người dẫn đường, mở đường đến người chốt đoàn. Sau khoảng 100km là bắt đầu có những khúc cua lý tưởng cho dân biker (người chạy xe máy) nhưng tôi thì chưa tìm lại được cảm giác lái nên cứ từ từ chạy cho an toàn ở cuối, phải mất 200km đầu tiên tôi mới thực sự tìm lại được kỹ thuật và cảm giác lái.
Đường lên Kon Tum rất đẹp nhưng cũng rất nóng, người dân dọc 2 bên đường thì cứ khi nào chúng tôi đỗ lại nghỉ là lại đổ xô ra xem, hỏi về xe và thậm chí hỏi cả tôi sao bỏ dẫn chương trình lên Tây Nguyên thế này? Có đi xa mới thấy cái không khí yên bình của núi đồi, của những chặng đường không có tiếng còi xe, và sự niềm nở của người dân bản địa.
Đội chúng tôi đến Kon Tum, chạy vào cái khách sạn mà ngày xưa tôi được "nằm vùng" hơn 10 ngày để làm cầu Truyền hình trực tiếp, Kon Tum sau nhiều năm cũng chỉ thay đổi chút chút… Cả đội nhờ làm cơm ăn, mua một hũ nước mía vì quá khát rồi lăn quay ra, mỗi người một góc để ngủ. Thời tiết oi bức của chặng vừa đi qua cũng làm chúng tôi khá mệt và ngủ quên đến tận 6 giờ chiều.
Chặng tiếp theo Kon Tum đi Buôn Ma Thuột hơn 200km làm tôi thấy hơi lo vì chưa chạy xe tối bao giờ, kiểu này chắc sẽ phải đến hơn 12 giờ đêm mới tới nơi, nhưng thôi kệ, đi cùng các anh em khác đầy kinh nghiệm và đã chạy xuyên Việt rồi thì tôi có gì phải lo nào? Lên đường thôi. Đội hình được xếp lại để chạy cho an toàn, trên đường chỉ có chúng tôi và 7 chiếc xe cứ lao vào bóng tối mà đi…
MC Anh Tuấn trải nghiệm xuyên Việt bằng xe máy phân phối lớn
Khi nhìn đồng hồ km đã được gần 100km, tôi vượt lên yêu cầu anh em nghỉ cũng vừa lúc đến một thị trấn nhỏ, 2 bên đường có khá nhiều hàng quán và xe tải. Chúng tôi dừng xe và vào một cửa hàng tạp hoá nhỏ. Tôi hỏi "Chị ơi, còn khoảng bao nhiêu cây nữa thì đến Buôn Ma Thuột"? 2 chị bán hàng cười vang lên và nói "Ở đây gần sát biên giới Cam Pu Chia rồi, đoạn rẽ lên Buôn Ma Thuột cách đây 74km"… Thôi xong, cả đội lúc đó mới biết là mình đã lạc đường và lúc này đã 9 giờ tối.
Tôi đề nghị anh em nên nghỉ tại thị trấn này cho an toàn rồi sáng hôm sau sẽ chạy sớm. Sau một hồi thuyết phục, chị chủ quán rất tốt đã giao lại cả quán cho chúng tôi một cách đầy tin tưởng để trải chiếu ra sàn ngủ. Đói quá, cả hội vào bếp lấy hết trứng ra luộc, rồi làm mì gói để ăn rồi mới đi ngủ. Thế là kết thúc ngày đầu tiên với một địa điểm hoàn toàn không có trong lịch trình, "chuyến đi hứa hẹn sẽ có nhiều biến cố đây", tôi tự nhủ.
Ngày thứ hai: Cửa khẩu Lệ Thanh - Buôn Ma Thuột

Cả đội chia tay với chị chủ quán tốt bụng, đi về phía cửa khẩu và chỉ chưa đầy 1km, chúng tôi đã đến biên giới. 7 chiếc xe dàn hàng trước cửa khẩu Lệ Thanh để chụp ảnh, chứng minh là chúng tôi đã gần sang đến Cam Pu Chia sau cú lạc ngoạn mục đêm hôm trước.

Từ Lệ Thanh, chúng tôi đi ngược con đường độc đạo hơn 70km thì thấy điểm rẽ lên Buôn Ma Thuột, mặt đường từ đây đi thì không đẹp lắm nhưng cảnh 2 bên thì lại rất đẹp. Từ những rừng cao su đến những đồi thông gió mát, đoạn nào cũng có thể dừng lại chụp ảnh, nhưng nếu cứ thế thì chắc hôm sau mới đến nơi. Mất gần 3 tiếng thì chúng tôi nhìn thấy biển địa phận Buôn Ma Thuột, từ đoạn này tôi để ý thấy điểm rất lạ là có vô cùng nhiều bướm bay và chúng cứ va vào mũ bảo hiểm của chúng tôi lộp bộp, thương thay cái phận bướm…
MC Anh Tuấn trải nghiệm xuyên Việt bằng xe máy phân phối lớn
Những người anh em trong chuyến hành trình xuyên Việt cùng MC Anh Tuấn
chụp ảnh trước Tượng đài Chiến Thắng Buôn Ma Thuột.
Vừa đến Buôn Ma Thuột là anh em nghĩ ngay sẽ phải đi chơi đâu vì theo lịch trình thì chúng tôi định nghỉ lại đây 1 đêm. Có 3 lựa chọn: Lên bản Đôn cưỡi Voi, đi thác Drey Nur hay hồ Lăk với thuyền gỗ. Mặc dù một số thích đi cưỡi Voi (đúng là dân biker toàn thích cưỡi cái gì đó di chuyển), nhưng vì thời gian có hạn nên tất cả quyết định sẽ đi thác Drey Nur.
Thác này rất đẹp, có nhiều du khách đến thăm và ấn tượng, nhưng có lẽ tất cả chúng tôi khi nói đến thác này sẽ đều nhớ 1 chuyện buồn cười hơn, một thành viên trong đoàn vì "thích khám phá" đã thử ăn cả quả và vỏ hạt điều, và cậu ta đã hoàn toàn bị mất cảm giác của lưỡi trong 4 tiếng sau đó vì vỏ hạt điều tự nhiên có chất axit, vừa đi, lưỡi cậu ta vừa lè ra trông rất buồn cười…
Theo Dantri

trải nghiệm , lý thú , xe , hà nội , tây nguyên , anh em , đà nẵng , từ hà , xe máy , anh tuấn , kon tum , xuyên việt , kỳ lý , lệ thanh , buôn ma thuột cả , cam pu chia , đến buôn ma , lên buôn ma , lên tây ,

Trợ cấp thất nghiệp chiếm tỷ lệ thấp
Ông Nguyễn Xuân Hoà, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH phát biểu tại hội nghị - ảnh: Thuỳ Dung

Tại hội nghị tổng kết ba năm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) diễn ra ngày 23-5, ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH cho hay, mặc dù số người hưởng trợ cấp thất nghiệp có tăng trong 3 năm qua nhưng mức tăng này so với số người tham gia chiếm tỷ lệ rất thấp.

Ví dụ năm 2010, tỷ lệ số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp so với số người tham gia chỉ là 2,17%; năm 2011 tăng lên mức 3,67%.

"Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với con số dự toán 8% mà chúng tôi đề ra trước đó", ông Trung nói.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 2,88%. Dự tính tỷ lệ thất nghiệp bình quân tại khu vực thành thị (nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong cả nước) từ năm 2010 trở đi sẽ dao động quanh mức 4,7%.

Ông Trung cho hay, nếu tỷ lệ thất nghiệp của người tham gia BHTN tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp này thì vẫn thấp hơn con số trong dự báo độ an toàn của quỹ.

Thất nghiệp tăng, doanh nghiệp vẫn thiếu lao động

Theo Bộ LĐ-TB&XH, năm 2011 số người đăng ký thất nghiệp tăng 77% so với năm 2010, nhất là quí 1-2012, tăng tới 68% so với quí 1-2011.

Theo ông Nguyễn Xuân Hoà, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, nguyên nhân là do số người tham gia BHTN tăng và số người đủ điều kiện để hưởng BHTN cũng tăng. Hơn nữa, không ít doanh nghiệp giải thể trong thời gian vừa qua, nhất là doanh nghiệp sản xuất và gia công hàng xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do đơn hàng giảm, hàng tồn kho lớn cũng đã giảm bớt nhân công và cơ cấu lại nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, việc số người thất nghiệp tăng nhưng doanh nghiệp vẫn không tuyển được lao động là do doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động lớn nhưng trả lương cho người lao động lại quá thấp, điều kiện lao động không đảm bảo, không thu hút được người lao động đến làm việc.

Hơn nữa, một số doanh nghiệp thông báo tuyển dụng lao động với số lượng lớn nhưng thực tế không phải do nhu cầu mở rộng sản xuất mà tuyển dụng để dự phòng nhằm thay thế lao động hiện đang làm việc tại doanh nghiệp.


Theo Bộ LĐ-TB&XH, số người tham gia BHTN tăng qua các năm. Cụ thể năm 2009 gần 6 triệu người tham gia BHTN với tổng số thu là 5.400,3 tỉ đồng. Đến năm 2011, số người tham gia BHTN là 7,9 triệu người, tăng 10,1% so với năm 2010, chiếm 78,7% so với tổng số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Số thu BHTN là 5.730,3 tỉ đồng, tăng 6% so với năm 2010.

Chỉ riêng quí 1-2012, số người tham gia BHTN là 7,9 triệu người với tổng số thu là 1.374 tỉ đồng.

Mức lương bình quân đóng BHTN của người tham gia BHTN năm 2009 là 1,6 triệu đồng/tháng; năm 2010, năm 2011 và 4 tháng đầu năm 2012 dao động trong khoảng 2 triệu đồng/tháng.

Theo TBKTSG



No comments:

Post a Comment