Theo ông Lâm Văn Tiếp, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Quản lý các KCX và KCN TP (Hepza), đến nay hệ thống hạ tầng giao thông bên trong các KCX, KCN khá hoàn chỉnh và có chất lượng. Tuy nhiên, nghịch lý là điều này lại tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ATGT. "Dù đã có biển báo, đèn tín hiệu, gờ giảm tốc nhưng do đường thoáng nên nhiều công nhân chủ quan không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, thiếu quan sát… gây tai nạn giao thông" - ông Nguyễn Văn Bé, Tổng Giám đốc KCX Linh Trung 1, 2, thông tin.
Cảnh kẹt xe thường diễn ra trước KCX Tân Thuận khi tan ca. Ảnh: LĐ
Ông Tiếp cho biết thêm tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông ở các tuyến đường gần các KCX, KCN hiện vẫn thường diễn ra. Thời điểm công nhân tan ca cũng là lúc các chợ tự phát, hàng rong chiếm dụng lòng, lề đường bắt đầu hoạt động, gây mất ATGT. Theo ông Huỳnh Công Hùng, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, việc đẩy đuổi các chợ tự phát trước các KCX, KCN đã được làm từ lâu nhưng không hiệu quả vì giá cả tại các chợ này phù hợp với đồng lương ít ỏi của công nhân. Do đó, ông Hùng đề nghị các phường, quận cần tổ chức, bố trí các chợ bình dân ở những vị trí phù hợp.
L.ĐỨC - H.TUYÊN
Theo phản ánh của nhiều cư dân sống tại dự án Saigon Pearl, vào ngày 6/2, chủ đầu tư là Công ty Vietnam Land đã đột ngột cúp nước một số căn hộ "không đóng tiền bảo trì".
Trao đổi với PV b áo điện tử Infonet , bà Nguyễn Thị Lan, chủ một căn hộ tại nhà chung cư Ruby 1 cho biết, tiền nước và phí quản lý tòa nhà đều được đóng đầy đủ hàng tháng, nên việc chủ đầu tư cắt nước đột ngột như vậy là sai quy định.
Cư dân sống tại dự án Saigon Pearl đang rất bức xúc vì phí dịch vụ cao ngất ngưởng - Ảnh: N.KhôiĐồng thời, những cư dân bị cắt nước còn đưa ra thắc mắc, vì sao theo thỏa thuận mỗi tháng phí quản lý tòa nhà được thu ở mức 17.000 đồng/m2 mà cư dân phải đóng thêm lãi phạt 1,5% nếu không đóng cả năm (?).
Ngoài ra, cư dân dự án Saigon Pearl còn than phiền, mặc dù đây là dự án chung cư cao cấp, nhưng với mức phí giữ xe ô tô lên đến 1,6 triệu đồng/chiếc là điều không thể chấp nhận được.
Không chỉ thu phí dịch vụ cao ngất ngưỡng, các hộ dân tại đây còn cho biết, chủ đầu tư dự án Saigon Pearl đang lộ rõ những bất cập trong quản lý, đó là việc biến hành lang đi bộ thành bãi giữ xe.
Theo phản ánh của những hộ dân tại tòa nhà chung cư Ruby 1, hiện chủ đầu tư đã cho giữ xe khu vực đường giao thông nội bộ phía trước các tòa nhà chung cư Ruby 1-2, Topaz 1-2 và Saphire 1-2. Từ đó, gây mất mỹ quan và an ninh trật tự của dự án chung cư cao cấp.
Trước những bất cập trong quản lý và đòi hỏi mức phí dịch vụ cao ngất ngưởng của chủ dự án, hàng trăm hộ dân tại đây đã "đảo điên" và phải lên kế hoạch đòi lại công bằng. Theo đó, các hộ dân đã khiếu nại lên UBND P.22 (Q.Bình Thạnh) để nhờ can thiệp.
Trong cuộc họp ngày 9/2 giữa cư dân, chủ đầu tư và đơn vị quản lý tòa nhà dưới sự chủ trì của UBND P.22, Công ty Vietnam Land (chủ đầu tư) đã đồng ý mở nước ngay cho các hộ bị cắt nước. Tuy nhiên, đơn vị này cũng thông báo đến các hộ dân, nếu tiếp tục không đóng tiền, chủ đầu tư sẽ lại cắt nước, ngưng cung cấp dịch vụ trong thời gian tới.
Giải thích về việc biến phần đất sử dụng làm đường nội bộ và vỉa hè trong khu dân cư Saigon Pearl thành bãi giữ xe, ông Allan Sing, Giám đốc Ban quản lý dự án cho rằng, việc thu phí đậu xe ở những nơi này, nhằm giảm áp lực cho các bãi đậu xe dưới tầng hầm, đồng thời các khoản thu từ giữ xe sẽ được sử dụng vào việc bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ bãi giữ xe; chi trả lương cho bảo vệ và nhân viên trông xe...
Để xoa dịu căng thẳng, đại diện chủ đầu tư dự án Saigon Pearl còn cho biết, trong tuần này sẽ tổ chức một cuộc họp để giải thích rõ ràng về các loại phí dịch vụ, phí bảo trì trong tòa nhà và đi đến thống nhất giữa các bên liên quan.
Ngọc Khôi
Sau tết những người mua nhà ở vẫn đang chờ giá giảm tiếp, còn nhà đầu tư thì chết đứng vì thị trường không thanh khoản, doanh nghiệp (DN) địa ốc hoạt động cầm chừng.
Gần như tê liệt
Khác với mọi năm, năm nay Tập đoàn Bất động sản (BĐS) Đất Xanh chủ động gặp gỡ phóng viên đầu năm và đưa ra nhận định: Thị trường đang quá khó khăn. Ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh, cho biết nghiên cứu của tập đoàn cho thấy phân khúc căn hộ cao cấp và BĐS nghỉ dưỡng hiện không có giao dịch. Thị trường căn hộ chỉ giao dịch cầm chừng với các căn hộ giá từ 14 triệu đồng/m 2 trở lại. Riêng đất nền chỉ có các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Long An, Đồng Nai là có khách mua, dĩ nhiên kèm điều kiện giá rẻ và hợp lý.
Hiện tại dù đã qua rằm tháng Giêng nhưng không khí làm việc tại nhiều sàn giao dịch BĐS của TP.HCM vẫn trầm lắng, nhiều nơi còn chưa khởi động hoạt động kinh doanh. Ông Đoàn Chí Thanh, Tổng Giám đốc Công ty BĐS Hoàng Anh Sài Gòn, than: Thị trường quá ảm đạm, từ đầu năm đến nay công ty mới có một giao dịch thực hiện. "Ngay như đất nền giá rẻ ở Bình Dương trước đây giá trên 2 triệu đồng/m 2 thì nay có nơi chỉ bán 1,7-1,8 triệu đồng/m 2 . Giá giảm kiểu này những người trước đó mua dự định bán kiếm lời coi như đã lỗ" - ông Thanh nói.
Muốn bán được căn hộ hiện nhiều chủ đầu tư BĐS ở TP.HCM tung các chương trình khuyến mãi cực lớn với nhiều giải thưởng hấp dẫn. Ảnh: M.THẢO
Còn theo ông Trần Văn Thiện, Tổng Giám đốc Công ty BĐS Song Phát, ngay từ đầu năm đơn vị xác định chỉ hoạt động môi giới cầm chừng để chờ tín hiệu khởi sắc của thị trường. Theo ông, với nguồn cung vốn vay ngân hàng hạn chế như hiện nay thì phải đến giữa năm thị trường mới bộc lộ rõ các cơ hội cũng như khó khăn. "Chúng tôi đang chuyển hướng sang một số lĩnh vực mới như nghiên cứu, tư vấn đầu tư cho các nhà đầu tư ngoại, chủ yếu là châu Á và Nhật Bản".
Các nhóm đầu tư (mua đi bán lại) đang tìm mọi cách bán tháo sản phẩm. Trên một tờ báo rao vặt, có người rao bán căn hộ ở Bình Chánh nhiều lần không được đã chuyển sang rao đổi căn hộ lấy xe ô tô. Thậm chí, nhà đầu tư do ôm hàng nhiều đã chọn hình thức kích cầu bằng cách giảm giá và cho người mua nhận nhà ở trước còn tiền thì chia ra thanh toán thành nhiều đợt.
Giá còn giảm?
Câu hỏi: "Giá nhà đất còn giảm nữa không?" lại tiếp tục được đặt ra trong năm 2012. Câu trả lời chưa rõ ràng nhưng hiện tại, nhiều sàn BĐS ở TP.HCM đang râm ran bàn tán việc một tập đoàn BĐS lớn đang chuẩn bị bán hạ giá cả căn hộ và đất nền. Theo đó, căn hộ ở quận Tân Phú của tập đoàn này có giá bán từ 11 đến 13 triệu đồng/m 2 , đất nền ở quận 9 có giá khoảng 11 triệu đồng/m 2 . Nếu việc này là thật thì thị trường sẽ chứng kiến thêm một đợt giảm giá mạnh nữa kể từ khi Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai bán hạ giá căn hộ An Tiến, Nhà Bè năm 2011.
Bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Khánh Hưng, Tổng Giám đốc Công ty Kinh doanh Dịch vụ BĐS Đất Xanh, cho biết: Ở lĩnh vực BĐS, giá chỉ là một trong các mối quan tâm của khách hàng bên cạnh yếu tố pháp lý, vị trí, cơ hội tăng giá trong tương lai… Tuy nhiên, điều quan trọng nhất hiện nay là cả thị trường đang mất niềm tin. Các chủ thể tham gia thị trường đều có vấn đề. Người mua ở thì không được ngân hàng cho vay, nhà đầu tư thì ôm hàng mà bán ra không được, DN thì hoạt động cầm chừng…
Ông Phùng Văn Năng, Tổng Giám đốc Công ty BĐS Nam Việt, cho biết giá nhà đất có giảm nữa hay không là tùy vào sức chịu đựng của từng DN. Trường hợp căn hộ Trung Sơn (Bình Chánh) vừa rồi tuy bán 16,5 triệu đồng/m 2 (giá cũ trên 20 triệu đồng/m 2 ) nhưng thực chất không phải là giảm giá vì khách hàng phải trả ngay 100% tiền mua. Có thể nói, thị trường sáu tháng đầu năm 2012 sẽ còn nhiều khó khăn và sẽ tiếp tục là một năm thử thách nữa đối với các DN BĐS.
Tìm giải pháp khôi phục thị trường
Dự kiến hôm nay (15-2), Hiệp hội BĐS TP.HCM tổ chức họp mặt đầu năm. Các sở, ngành liên quan sẽ bàn cách khôi phục thị trường BĐS với sự tham dự của Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở Quy hoạch Kiến trúc sẽ nói về định hướng phát triển TP…
Ông LÊ HOÀNG CHÂU , Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM
Cơ hội mua nhà, đầu tư dài hạn
Đây là cơ hội tốt cho người có nhu cầu mua nhà đất để ở. Chưa bao giờ người mua có nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm nhà đất tốt như bây giờ. Người mua không chỉ mua được giá tốt nhất mà còn được nhiều phương thức thanh toán hấp dẫn.
Ông LƯƠNG TRÍ THÌN , Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh
BÙI NHƠN
No comments:
Post a Comment