Dự án nhà cho người thu nhập thấp có diện tích hơn 117.000 m2, được UBND TP.HCM giao đất từ năm 2005 và được UBND Q.12 phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với quy mô 15 chung cư 12 tầng, 4 chung cư 20 tầng và 45 lô liên kế, tổng số căn hộ 2.033 căn, dân số dự kiến 8.000 người.
Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, hai dự án này vẫn đang bị chậm tiến độ.
Cụ thể, dự án nhà ở xã hội chỉ mới thi công xây dựng phần ngầm công trình (ép cọc, làm móng…), dự kiến đến tháng 4.2012 mới hoàn thành hạng mục này.
Dự án cho người thu nhập thấp thì đang thi công xây dựng hệ thống hạ tầng như thoát nước mặt, thoát nước thải.
Theo ông Hòa, nguyên nhân chậm tiến độ là do thiếu hụt nguồn vốn và phương thức đầu tư chưa được xác định cụ thể.
Đối với nguồn vốn vay ưu đãi hoặc vay thương mại, Quỹ không tiếp cận được.
Quỹ đã tiếp xúc, trao đổi về nhu cầu và thủ tục vay vốn với các đơn vị như Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) hay Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được do thủ tục phức tạp và lãi suất cao.
Quỹ phát triển nhà ở TP.HCM cũng đã tiếp xúc với nhiều công ty đầu tư địa ốc bàn phương thức hợp tác nhưng các đơn vị này đều đề xuất hợp tác theo phương thức BT, tức khi xây dựng xong phải được Quỹ thanh toán ngay.
Theo đó, phương thức này không phù hợp với tình hình khó khăn về nguồn vốn của Quỹ.
Hiện vốn điều lệ bằng tiền mặt của Quỹ đã âm hơn 42 tỉ đồng. Do vậy, Quỹ kiến nghị UBND TP.HCM cấp ngân sách bổ sung vốn điều lệ trong quý 1/2012 là 100 tỉ đồng và cấp thêm 200 tỉ đồng để đẩy nhanh tiến độ dự án nhà ở xã hội.
Quốc Hùng
Toàn tỉnh Long An quy hoạch còn 2 dự án sân gôn trong tổng số 8 dự án xây dựng khu dân cư, đô thị, trong đó có sân gôn được tiếp tục triển khai - Ảnh minh họa: Quốc Hùng
Dự án sân gôn Việt Hàn dự kiến phát triển trên diện tích 240 héc ta tại huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An, gồm cả khu vui chơi giải trí, dân cư cao cấp. Sau khi rà soát, đoàn kiểm tra các dự án đầu tư Long An đã chính thức trình chính quyền tỉnh thu hồi do chủ đầu tư chậm triển khai.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online qua điện thoại chiều ngày 8-3, ông Nguyễn Minh Hạ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An, cho biết khảo sát của đoàn kiểm tra cho thấy Công ty cổ phần Việt Hàn chậm triển khai do không đủ năng lực phát triển dự án đầu tư. Do đó, sở cũng thống nhất thu hồi giấy phép đầu tư để mời nhà đầu tư khác, vì nơi đây được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phát triển sân gôn. Theo ông Hạ, tỉnh sẽ chính thức ra giấy phép thu hồi dự án đầu tư này sớm.
Như vậy, đến nay trên địa bàn tỉnh Long An chỉ còn một dự án sân gôn của Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế C.S.Q làm chủ đầu tư, với diện tích 200 héc ta tại huyện Đức Hòa, đang được triển khai.
Đối với sáu dự án sân gôn còn lại, tỉnh đã thu hồi một dự án tại huyện Thủ Thừa với diện tích 200 héc ta do Công ty Tân Thành Long An liên doanh với Genuwin D&C làm chủ đầu tư; 5 dự án khác đã chuyển đổi mục đích sử dụng.
Từ năm 2007, tỉnh Long An đã có chủ trương giao đất cho các chủ đầu tư thực hiện tám dự án xây dựng khu dân cư, đô thị, trong đó có sân gôn. Tuy nhiên đến năm 2009, theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Long An chỉ có 2 sân gôn.
Sống chung với xuống cấp, hư hỏng
Nằm trên diện tích 10,3ha gồm 9 tòa nhà cao tầng với 680 căn hộ, là quỹ nhà TĐC phục vụ công tác GPMB dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn I và II, những người dân ở khu TĐC Đồng Tàu ở Hoàng Liệt (Hoàng Mai) vẫn phải đối mặt, sống chung với các hạng mục hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Điều đáng nói, đã hơn 5 năm nay và đã có vài lần làm đơn kiến nghị đến các cơ quan quản lý và cơ quan chức năng nhưng vẫn bị "bỏ rơi".
Theo quan sát, toàn bộ khu nhà N1, N2, N5, N9, N10... đã rêu mốc, tường ẩm ướt, gạch nền tầng để xe thì sụt lún, móng tầng 1 nứt toác, biến dạng hở cả đường ống thoát nước ngầm. Dẫn chúng tôi đi "mục sở thị" toàn bộ khu nhà có dân sinh sống, ông Trần Văn Sáu - Tổ trưởng tổ 30B bức xúc: "Người dân chuyển về tòa nhàN2 sinh sống sớm nhất là từ năm 2006, những tòa khác cũng đến dần từ năm 2007, nhưng đến nay hệ thống hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng. Hiện vẫn còn tới 86 hố ga không có nắp đậy gây mất vệ sinh và an toàn cho người dân, nhất là trẻ nhỏ khi đi lại trong khu. Nền nhà sụt lún, nứt toác gây bẹp, gãy ống thoát nước..."
Người dân khu TĐC Đồng Tàu đang phải sống chung với sự xuống cấp như thế này. Ảnh: Lê Thảo Đặc biệt, ông Sáu còn cho biết, thang máy tại tòa N10 đã hỏng một chiếc tới nửa năm nay khiến việc đi lại của người dân rất mất thời gian vì chỉ còn một chiếc, thế nhưng dù đã báo cáo lên đơn vị quản lý nhưng chẳng thấy được sửa chữa.
Bên cạnh đó, người dân còn bức xúc khi hệ thống cấp nước sạch cho các tòa nhà của khu lắp đặt không đúng quy trình kỹ thuật, chỉ có duy nhất một đường ống dẫn nước bơm lên bể chứa và đi thẳng vào các căn hộ. Do đó, khi máy bơm nước hoạt động áp lực nước lớn đã phá vỡ làm hư hỏng nhiều thiết bị như vòi tắm, bình nóng lạnh... của dân.
Cũng cám cảnh không kém, chị Nguyễn Thị Tú đang sống ở tòa N14, khu TĐC Dịch Vọng (Cầu Giấy) cảm thấy chán ngán khi trần nhà bị thấm dột, ẩm mốc từ lâu nhưng khi báo cáo tới ban quản lý thì lại được chỉ dẫn tự xử lý với nhà tầng trên.
Người dân khu TĐC Dịch Vọng cũng cám cảnh với trần nhà ẩm mốc. Ảnh: Lê Thảo "Lúc mới nhận nhà, chúng tôi phải tự sơn sửa, quét vôi lại; cửa ra vào chất lượng rất kém, chưa dùng được lâu đã bị mối mọt... Chất lượng TĐC cứ như thế này thì mỗi khi Nhà nước có dự án cần giải phóng mặt bằng và di dân thì người dân sợ và không muốn nhận nhà TĐC là có cơ sở", chị Tú cho hay.
Trộm cắp, nghiện hút rình rập
Không chỉ phải sống chung với cơ sở hạ tầng ngày một xuống cấp mà người dân các khu TĐC đang ngày đêm nơm nớp lo lắng khi phải sống chung với nạn trộm cắp. Ông Sáu cho biết: "Năm ngoái, TĐC Đồng Tàu chúng tôi đã thường xuyên xảy ra nạn trộm cắp, đã vài chiếc xe máy cứ "không cánh mà bay" từ lúc nào chẳng hay".
Những chiếc cột đèn ở khu TĐC Đồng Tàu đều đứng trơ, không có đèn chiếu sáng từ suốt 5 năm nay khiến nghiện hút, tiêm chích tụ tập mất an toàn cho người dân. Ảnh: Lê Thảo Điều mà những cư dân ở Đồng Tàu còn đáng sợ hơn là từ khi về ở đến nay đã hơn 5 năm, hệ thống điện chiếu sáng công cộng từ tòa nhà N1 đến N5 của khu vẫn chưa một giây phút nào được thắp sáng. Điều này khiến việc đi lại của người dân rất mất an toàn khi trời tối, nhất là nhiều hố ga còn không có nắp đậy. Chính việc tối tăm không có điện chiếu sáng này đã biến sân chơi của khu thành nơi tụ tập nghiện hút, tiêm chích. "Khoảng tháng 9.2011, đã có đối tượng nghiện hút bị sốc thuốc và chết ngay ở khu vực nhà TĐC. Có một người dân trong khu đi từ tòa nhà N1 về đến N5 đã bị nghiện hút bất ngờ đâm từ sau lưng, phải đi cấp cứu...", ông Sáu hãi hùng kể lại.
Vị tổ trưởng khu TĐC này cho rằng, trách nhiệm chính thuộc về tổ quản lý khu chung cư của Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và khai thác khu đô thị - Cty TNHH Nhà nước một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội. "Thế nhưng, không hiểu sao cư dân chúng tôi đã hơn 5 năm nay mang đơn kiến nghị tới các đơn vị trên, thậm chí đến rất nhiều cơ quan như: UBND phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, UBND TP Hà Nội... nhưng vẫn bị "bỏ rơi" như thế này...?!", ông Sáu ngán ngẩm thắc mắc.
Lê Thảo DâDa
No comments:
Post a Comment