Wednesday, July 11, 2012

IMF canh bao ve kinh te My

Đã xem: 483 . Mã Tin: 17382690 GiadinhNet - Từ 19h ngày 2/7, xăng các loại đã giảm giá 600 đồng/lít (xăng RON 92 còn 20.600 đồng/lít). Đã xem: 483 . Mã Tin: 17382690



Theo IMF, sự phục hồi của kinh tế Mỹ hiện vẫn rất chậm chạp và GDP có thể chỉ tăng 2% năm nay. Trong khi đó, "vách đá tài chính" (chương trình tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công tự động) có hiệu lực từ đầu năm 2013 có khả năng giảm tăng trưởng xuống chỉ còn 1%.

Tổ chức này cũng cảnh báo thị trường việc làm tại đây sẽ cải thiện với tốc độ rất chậm chạp. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình năm 2012 có thể là 8,2% và giảm nhẹ xuống 7,9% trong năm tới.

IMF cảnh báo về kinh tế Mỹ
Kinh tế Mỹ được dự báo chỉ tăng trưởng 2% năm nay. Ảnh: Telegraph.

Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới cũng đang tăng trưởng chậm chạp, IMF cảnh báo các nhà làm luật Mỹ nên tập trung nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề cho nhân viên, tăng cường phúc lợi thất nghiệp và cải thiện thị trường nhà đất. Bà Christine Lagarde cho biết: "Các chính sách này cần được thực hiện liên tục để thúc đẩy tăng trưởng. Chúng tôi cho rằng Mỹ không còn nhiều khoảng trống để hành động, nhưng họ nên áp dụng các chính sách trên để hỗ trợ phục hồi trong ngắn hạn".

Theo bà, vách đá tài chính và các chương trình cắt giảm khác không chỉ làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của Mỹ mà còn "tác động đáng kể" đến kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, IMF cũng thúc giục các nhà làm luật ở đây tăng trần nợ càng sớm càng tốt để "giảm bất ổn và chống chọi với rủi ro nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường tài chính khi hạn chót đang đến gần".

Ngay cả kế hoạch ngân sách 3.800 tỷ USD mà tổng thống Obama đưa ra hồi tháng 2 cũng không đáp ứng được tiêu chuẩn của IMF. Khoản ngân sách này dự kiến sẽ làm giảm thâm hụt từ 8,5% xuống còn 5,5% GDP năm 2013.

Tuy nhiên, theo IMF, tốc độ này là quá nhanh trong bối cảnh "nền kinh tế yếu ớt và vẫn còn nguy cơ suy thoái" như hiện nay. Thay vào đó, tổ chức này đề nghị Mỹ chỉ nên giảm thâm hụt thêm 1% GDP trong năm tài chính 2013.

Bà Lagarde khuyến cáo Mỹ tập trung vào việc giải quyết nợ trong trung hạn. Bà cho biết: "Số nợ này cần được duy trì ở mức vừa phải và không nên quá nhiều ". IMF cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với nỗ lực mới nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ FED nhằm tăng cường nền kinh tế. Mặc dù chính sách tiền tệ này mới chỉ có tác động hạn chế vào thời điểm hiện tại.

Hà Thu (theo CNN)

IMF cảnh báo về kinh tế Mỹ
Xem thêm IMF cảnh báo về kinh tế Mỹ
IMF cảnh báo về kinh tế Mỹ
  • Tăng trưởng GDP của Mỹ chững lại
  • Thành phố Stockton của Mỹ vỡ nợ
  • Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ cao hơn dự báo
  • Deloitte báo động về tình trạng nợ nần của chính phủ Mỹ
0925418517
Đăng lúc: 10:25 , ngày - Hà Nội
Dương Văn Tấn | Gửi tin nhắn
Nội dung Than phiền

Gia đình tôi có chiếc Mazda 323 GLX 5 chỗ,màu ghi bạc,đời 2002,biển 29Y 3117,Đăng ký tên tư nhân,Xe chạy cưc ít gần như chỉ để trong nhà, mới sử dụng được 6.8 vạn km nên còn rất mới,.Nay cần lên đời nên bán hoặc ai có Fortuner máy dầu đời 2010 muốn bán hoặc đổi thì gọi cho tôi.Cảm ơn đã đọc tin. ( Xe tôi máy vẫn còn như mới zin nguyên từng con ốc,nên yên tâm tuyệt đối về chất lượng,mức tiêu hao nhiên liệu chính xác 6.5 lít xăng/100km.) ĐT:0925418517.Xem xe tại Thanh Hóa.


































Xăng đã giảm, lo vẫn còn

Sự mập mờ trong thông tin điều hành đồng loã cho độc quyền xăng dầu. Ảnh: Chí Cường.

Tuy nhiên, trên thị trường Singapore giá xăng nhập ngày 2/7 lại đã tăng vọt lên mức 101,07 USD/thùng, từ mức 97,8 USD/thùng trước đó. Cùng với sự thiếu minh bạch trong việc điều hành giá xăng dầu hiện nay, người ta vẫn có nhiều lý do để lo lắng.

5 lần giảm bằng 2 lần tăng


Ngày 3/7, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 103, quy định việc tăng mức thuế suất nhập khẩu xăng dầu lên 12% với các loại xăng từ RON 90 đến RON 97. Mức thuế suất này cũng được áp dụng với các loại xăng đặc chủng, dầu nhiên liệu và một số dung môi khác (Riêng thuế nhập đối với dầu diesel là 10%). Trước đó, ngày 2/7, Bộ Tài chính cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp trong nước giảm giá bán lẻ các loại xăng dầu từ 200 - 600 đồng/lít. Bộ Tài chính cũng đã giữ nguyên mức trích Quỹ Bình ổn giá với mặt hàng xăng, dầu ở mức 300 đồng/lít,kg.


Đây là lần thứ 5 liên tiếp giá bán lẻ xăng dầu trong nước giảm. Tổng mức giảm cả 5 lần với riêng mặt hàng xăng RON 92 là 3.200 đồng, đưa giá xăng về thời điểm trước ngày 7/3 năm 2012. Vào thời điểm đó, giá bán lẻ xăng RON 92 là 20.800 đồng/lít. Tuy nhiên, chỉ với hai lần tăng giá (ngày 7/3 với mức tăng 2.100 đồng/lít và ngày 20/4 với mức tăng 900 đồng/lít) giá xăng đã lập kỷ lục 23.800 đồng/lít. Một trong những điểm gây nghi ngại trong dư luận là mức "tăng nhiều giảm ít" này. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, mức giảm dè dặt một phần là do thời gian giữa hai lần giảm giá thường ngắn hơn thời gian giữa hai lần tăng giá. Một điểm đáng ghi nhận nữa là trong những lần giảm giá gần đây, quy định bắt buộc phải điều chỉnh giá trong vòng 10 ngày trong trường hợp giảm giá của Nghị định 84 đã được tuân thủ tốt hơn.


Theo tìm hiểu của PV Báo GĐ&XH, riêng với mặt hàng xăng RON 92, giá nhập khẩu tại thị trường Singapore trong khoảng thời gian từ 1/6 đến 2/7 có mức trung bình 101,2529 USD/thùng. Áp dụng cách tính giá cơ sở theo Nghị định 84 của Chính phủ thì việc giảm giá xăng ở mức 600 đồng/lít ngày 2/7 và tăng thuế suất lên mức 12% ngày 3/7 là hợp lý.


Tuy nhiên, giá cơ sở chỉ là giá tham khảo phục vụ cho việc điều hành, nó không phản ánh lỗ lãi thực của doanh nghiệp. Trong quyết định giảm giá xăng dầu cuối năm 2011, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, ông đã yêu cầu Hải quan cung cấp giá thực nhập trước khi có yêu cầu giảm giá. Trong những ngày qua, có thời điểm giá xăng nhập đã giảm xuống mức rất thấp 92,95 USD/thùng (ngày 22/6). Nếu Bộ Tài chính cũng căn cứ vào giá thực nhập vào những ngày này, giá xăng còn có thể giảm nhiều hơn nữa.

Ngày càng thiếu minh bạch


Trong tất cả các bản thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Tài chính, cụm từ ưa thích đi kèm là "thông tin đến các cơ quan thông tấn, báo chí để biết và chủ động phối hợp tuyên truyền để doanh nghiệp, người dân và xã hội hiểu, đồng thuận với các giải pháp trong điều hành giá xăng, dầu của Nhà nước".


Mặc dù kêu gọi sự "đồng thuận" nhưng nhiều yêu cầu chính đáng của báo giới và dư luận lại đang bị cơ quan chức năng phớt lờ. Trong cuộc hội thảo gây được tiếng vang về điều hành giá xăng dầu tháng 9/2011, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ đã đặc biệt đề cao việc "minh bạch" trong công tác điều hành. Tuy nhiên, đến nay với riêng giá xăng dầu, người ta thấy vẫn chưa có nhiều tiến bộ, thậm chí đã có những bước thụt lùi.

Cụ thể, không dưới một lần các báo và dư luận lên tiếng đề nghị cơ quan quản lý cụ thể là liên Bộ Tài chính - Công Thương công bố giá cơ sở hàng ngày trên trang điện tử của mình. Cả hai bộ đều có trang điện tử riêng và cập nhật thường xuyên, đặc biệt là Bộ Tài chính, nhưng đến nay việc công bố giá cơ sở vẫn không hiểu vì lí do gì mà chưa thể thực hiện được?! Lý do kỹ thuật chắc chắn được loại trừ, bằng chứng là Petrolimex đã từng thực hiện việc công bố thường xuyên giá cơ sở trên trang điện tử của mình một thời gian dài, cho đến đợt tăng giá ngày 29/3/2011 thì… dừng lại(?!).


Đến nay, để tiếp cận thông tin về giá xăng dầu nhập khẩu ngoài Petrolimex thì còn nguồn từ xangdau.net. Nhưng muốn có các loại thông tin này từ nguồn xangdau.net thì phải mất phí đến hàng triệu đồng/năm mới có. Cơ quan quản lý sẽ rất khó biện hộ cho sự "độc quyền" về thông tin này. Đến nay, thực tế nguồn cung cấp thông tin thường xuyên về giá xăng dầu nhập khẩu vẫn phụ thuộc vào Petrolimex. Nhưng ngay cả Petrolimex cũng đang ngày càng bó hẹp thông tin cung cấp theo mức giảm giá xăng dầu nhập. Đó là việc từ giữa tháng 5/2012, Petrolimex đã ngừng cung cấp bản tin thị trường xăng dầu nhập khẩu mà họ vẫn cung cấp thường xuyên 2 lần/tháng trước đây. Hiện nay, Petrolimex chỉ cung cấp giá xăng dầu hàng ngày trên trang web của công ty.


Cơ quan quản lý sẽ rất khó để có lời giải thích thoả đáng cho việc từ chối công khai những thông tin quan trọng như giá cơ sở xăng dầu. Khi các thông tin điều hành chưa "minh bạch" thì dư luận có lý do để phớt lờ những lời kêu gọi "đồng thuận".

Đắc Kiên

No comments:

Post a Comment